Các đề tài khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực Hóa lâm sản P5

Các đề tài khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực Hóa lâm sản P5
Đăng lúc: 15:12 ngày 09/08/2018

21. Nghiên cứu chế tạo Vecni đồ hộp chịu đạm ĐS-90, mã số 18A.04.04.2
- Thời gian thực hiện: 1990-1991.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Quốc Tuý.
- Cộng tác viên: Cử nhân Phan Thị Bình.
- Kết quả: Đã nghiên cứu thành công Vecni chịu đạm ĐS-90 dùng cho đồ hộp thịt từ nguyên liệu trong nước.
- Đơn vị phối hợp và ứng dụng: Nhà máy đồ hộp xuất khẩu Hà Nội và Hạ Long.
-Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
22. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất hoạt chất Astemesinin từ cây thanh hao hoa vàng
- Thời gian thực hiện: 1990.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Hữu Phước
- Cộng tác viên:  Cử nhân Bùi Thị An.
- KS. Lê Văn Huyến (Công ty Dược liệu TW1)
- Kết quả: Xác định được công nghệ trích ly, tách chiết và tinh thể hóa hoạt chất Astermisinin từ cây thanh hao hoa vàng đạt chất lượng Bộ Y tế quy định. Thiết kế và chế tạo được dây chuyền thiết bị sản xuất Astermisinin công suất 120-180kg/ngày. Chất Astermisinin tách ra có hàm lượng Astermisinin chiếm 96%, nhiệt độ nóng chảy từ 151-1530C. Đã lắp đặt một dây chuyền thiết bị sản xuất bán thành phẩm công suất từ 120-180kg/ngày tại Công ty Dược liệu TW 1.
- Đơn vị phối hợp và ứng dụng: Công ty Dược liệu TW1. 
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
23. Nghiên cứu chuyển giao công nghệ chưng cất tinh dầu Quế bằng thiết bị Trung Quốc
- Thời gian thực hiện: 1993-1995.
- Cấp quản lý: Cơ sở (Trung tâm NCLĐS).
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Hữu Phước.
- Cộng tác viên: Cử nhân Bùi Thị An.
- Kết quả: Thiết bị và công nghệ chưng cất tinh dầu Quế.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
24. Nghiên cứu chất mầu chàm
- Thời gian thực hiện: 1994-1995.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Phan Thị Bình.
- Kết quả: Xây dựng được quy trình chế biến bột chàm (indigotin) trong phòng thí nghiệm từ cây Chàm tươi.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
25. Lắp đặt và hoàn thiện thiết bị và công nghệ chế biến nhựa Thông công suất 3.000 tấn/năm (chuyển giao công nghệ).
- Thời gian thực hiện: 1997 – 1998.
- Đơn vị nhận chuyển giao: Liên hiệp Nông Lâm Công nghiệp Long Đại (Quảng Bình).
- Chủ trì công trình: KS. Trần Quốc Tuý.
- Kết quả: Hoàn thiện chuyển giao công nghệ và vận hành dây chuyền chế biến nhựa thông với công suất chế biến 3000tấn/năm. Hiện nay vẫn đang vận hành tốt.
26. Xác định hàm lượng và chất lượng tinh dầu Quế ở ngoài vùng sinh thái.
- Thời gian thực hiện: 2003.
- Cấp quản lý: Bộ NN&PTNT.
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Quốc Tuý.
- Cộng tác viên: Cử nhân Phan Thị Bình và KS. Hoàng Cầu.
- Kết quả: Đã xác định được hàm lượng và chất lượng tinh dầu Quế ở ngoài vùng sinh thái khá cao, tương đương với Quế trong vùng sinh thái nên có thể gây trồng và phát triển mở rộng.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
27. Đánh giá chất lượng nhựa Thông caribe làm cơ sở cho việc nghiên cứu khai thác và chế biến nhựa Thông caribe ở Việt nam 
- Thời gian thực hiện: 2006.
- Cấp quản lý: Cơ sở (Đề tài thăm dò của Viện Khoa Học Lâm Nghiệp).
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Văn Dưỡng.
- Cộng tác viên: Cử nhân Phan Thị Bình và Cử nhân Nguyễn Thị Hải. 
- Kết quả: Tổng các chất dầu nhựa có trong gỗ Thông caribe xấp xỉ bằng Thông nhựa và cao hơn nhiều so với Thông mã vĩ. Colophane và tinh dầu Thông caribe đảm bảo các tiêu chuẩn dùng cho xuất khẩu.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm KHSX Lâm nghiệp vùng Đông Bắc Bộ.