Các đề tài khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực Hóa lâm sản P3

Các đề tài khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực Hóa lâm sản P3
Đăng lúc: 15:12 ngày 09/08/2018

10. Nghiên cứu nhựa Cánh kiến đỏ theo phương pháp dung môi kết tụ nhựa
- Thời gian thực hiện: 1981-1985.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Quốc Tuý.
- Cộng tác viên: KS. Nguyễn Phương Liên, KS. Nguyễn Xuân Lan, KS. Mai Thị Tấn.
- Kết quả đề tài: Xác định được công nghệ chế biến Cánh kiến đỏ theo phương pháp dung môi kết tụ nhựa và có thể thử nghiệm trong sản xuất.
- Đơn vị phối hợp và ứng dụng: Xí nghiệp Cánh kiến đỏ Hà Đông.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
11. Nghiên cứu Vecni phủ bóng cho nhạc cụ (đàn ghi ta) từ nguyên liệu trong nước là chủ yếu - VNC-83
- Thời gian thực hiện: 1981-1985.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Phạm Đình Thanh.
- Cộng tác viên: KTV. Nguyễn Huy Thiết.
- Kết quả: Chế tạo được Vecni VNC-83 có độ bóng cao và chịu va đập tốt, ứng dụng vào phủ bóng cho đàn ghi ta đem lại kết quả tốt và hiệu quả kinh tế.
- Đơn vị phối hợp và ứng dụng: Xí nghiệp nhạc cụ Việt Nam.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
12. Nghiên cứu kỹ thuật chưng cất tinh đầu Quế từ cành lá bằng hơi nước ở nhiệt độ cao (có áp suất)
- Thời gian thực hiện: 1981-1985.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Hữu Phước.
- Cộng tác viên: KS. Đỗ Bạch Liên.
- Kết quả: Xác định được áp suất và thời gian chưng cất phù hợp, thiết kế chế tạo được thiết bị chưng cất công suất 200 kg nguyên liệu/mẻ. Ngâm vỏ trước 12 giờ, nhiệt độ chưng cất thích hợp là 1200C - 1220C, áp suất 2 atm, thời gian chưng cất đối với cành lá là 1,5-2 giờ, đối với vỏ là 4 giờ. Hiệu suất tinh dầu tăng 40%, thời gian chưng cất giảm một nửa và tiết kiệm được 40% nguyên liệu so với phương pháp chưng cất thông thường.
- Địa điểm thực hiện: Lâm trường Quế Văn Yên-Yên Bái.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
13. Chế biến nhựa cánh kiến đỏ bằng phương pháp nồi hấp
- Thời gian thực hiện: 1982-1985.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Mã số: 04.01.04.02
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Quốc Tuý.
- Cộng tác viên: KS. Mai Thị Tấn.
- Kết quả: Phương pháp nồi hấp phù hợp quy mô sản xuất nhỏ, tập trung, tốc độ cao, giá thành hạ (tiết kiện được 400m2 vải lọc/tấn shellac), chi phí lao động thấp không cần lò hơi riêng biệt, thiết bị nồi hấp có thể chế tạo trong nước, vận hành đơn giản, cải thiện căn bản điều kiện lao động của công nhân. Shellac đã được khử sáp một lần nên thích hợp cho sản xuất các loại vecni đồ hộp, chất cách điện. Phương pháp nồi hấp có thể sử dụng được loại cánh kiến đỏ đã bị lão hóa không chế biến được theo phương pháp lò thủ công. Đã được công nhận là TBKT của ngành và được cấp bằng sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Đơn vị phối hợp và ứng dụng: Xí nghiệp Cánh kiến đỏ Hà Đông.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
14. Nghiên cứu tổng hợp sơn chịu gió mặn từ dầu nhựa tự nhiên đặc sản rừng ĐS-PK.01
- Thời gian thực hiện: 1983-1985.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài: KS. Phạm Đình Thanh.
- Cộng tác viên: Cử nhân Phan Thị Bình và KTV. Chử Hồng Phấn.
- Kết quả: Chế tạo được sơn ĐS-PK.01 chống chịu gió mặn từ 10-12 tháng, đã đưa vào thử nghiệm và nâng cao thời gian chống chịu gió mặn từ 18-24 tháng. Đề tài được tặng Huy chương Bạc tại Hội chợ triển lãm - KHKT Việt Nam ngày 16/11/1985.
- Đơn vị phối hợp và ứng dụng: Viện kỹ thuật quân sự phòng không, đơn vị phòng không bán đảo Sơn Trà, các đơn vị phòng không tỉnh Quảng Ninh.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.
15. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị chế biến nhựa thông quy mô trung bình theo phương pháp tiên tiến
- Thời gian thực hiện: 1984 – 1988.
- Cấp quản lý: Bộ Lâm nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài:  KS. Trần Quốc Túy
- Cộng tác viên: Cử nhân Phan Thị Bình.
- Kết quả: Đề xuất được giải pháp công nghệ tiên tiến, chế tạo thiết bị đáp ứng yêu cầu công nghệ, xác định mô hình chế biến nhựa thông theo cho các lâm trường với quy mô từ 200-300 tấn nhựa/năm.
- Tài liệu: Báo cáo tổng kết đề tài.