Tuyển tư vấn - SCBV - Xây dựng mô hình thí điểm/mô hình thí điểm về kỹ thuật sáng tạo tại các nhóm/cộng đồng SSPs (HĐ 6.1.5.2)
Đăng lúc: 10:58 ngày 08/11/2019
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Dự án: Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị tre ở Việt Nam (SCBV)
Hoạt động tư vấn: Xây dựng mô hình thí điểm/mô hình thí điểm về kỹ thuật sáng tạo tại các nhóm/cộng đồng SSPs (HĐ 6.1.5.2)Dự án: Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị tre ở Việt Nam (SCBV)
Địa điểm thực hiện: Thanh Hóa và Nghệ An
Người nhận báo cáo: Nguyễn Thị Hiền (Trợ lý Dự án)
Thời hạn: từ tháng 11/2019
1. Bối cảnh
Sản xuất và chế biến tre là nguồn sinh kế quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập và kinh tế cho hàng triệu nông hộ sản xuất quy mô nhỏ (SSPs) tại Việt Nam. Sản phẩm từ tre của Việt Nam ngoài tiêu dùng trong nước, cũng đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn tồn tại nhiều thách thức, nhất là đầu vào của chuỗi giá trị, khi các nông hộ ở đáy của chuỗi giá trị, có thu nhập thấp và tỷ lệ hộ nghèo cao, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành tre. Cùng với đó, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tre còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả, không đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Chính những điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng làm từ tre của Việt Nam trên thế giới.
Hợp phần dự án: “Phát triển toàn diện và bền vững chuỗi giá trị Tre ở Việt Nam” được xây dựng dựa trên các hoạt động với Mục tiêu tổng thể là góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng ở các vùng nông thôn của Việt Nam thông qua phát triển các chuỗi giá trị bền vững và toàn diện. Trong đó, dự án đặt mục tiêu nâng cao thu nhập cho các nông hộ bằng cách cải thiện năng lực và kỹ thuật của họ để thực hành sản xuất bền vững - điều kiện tiên quyết để nâng cao giá bán của sản phẩm và tiếp cận với những thị trường khó tính.
Khu vực được Dự án lựa chọn hỗ trợ là các huyện Quỳ Châu, Quế Phong của tỉnh Nghệ An và Quan Sơn, Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa. Tại đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nên hiện tại vẫn còn gặp nhiều hạn chế về nhận thức, kỹ năng sản xuất và thiếu đầu tư cho sản xuất. Với họ, học trực tiếp ngoài thực địa sẽ dễ dàng hơn so với tiếp thu kiến thức qua những trang giấy. Vì thế, ngoài những khóa tập huấn nâng cao kiến thức, đòi hỏi phải có những mô hình minh họa trực quan để mọi người có thể dễ dàng quan sát và học tập.
Để đạt được mục tiêu trên, Dự án triển khai hoạt động "Xây dựng mô hình trình diễn/mô hình thí điểm về kỹ thuật sáng tạo tại các nhóm/cộng đồng SSPs". Dự án sẽ hỗ trợ vật tư, đồng thời tuyển tư vấn để hỗ trợ về kỹ thuật, và phối hợp với chính quyền các cấp của địa phương cùng SSPs, để cùng nhau xây dựng các mô hình phù hợp. Các nông hộ sản xuất Lùng, Luồng thông qua các mô hình trình diễn/thí điểm có thể học tập và cải tiến phương thức sản xuất. Từ đó, họ có thể sản xuất với chất lượng tốt hơn, bền vững hơn, thu được giá trị kinh tế cao và ổn định hơn. Đồng thời, đây cũng là địa điểm tham quan trực quan, học tập kinh nghiệm thực tế, từ đó làm cơ sở để các SSPs khác nhân rộng trong tương lai.
click vào đây để xem chi tiết
Các tổ chức/nhóm tư vấn quan tâm cần gửi hồ sơ dự thầu tư vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh bằng văn bản (bản cứng) hoặc tệp hồ sơ (file – bản mềm) trước 17 giờ ngày 29 tháng 11 năm 2019 cho:
Nguyễn Thị Hiền – Trợ lý dự án hoặc Nguyễn Minh Ngọc – Cán bộ kỹ thuật.
- Địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Số 8 Chương Dương Độ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam;
- Điện thoại: 024.39322948; Di động: 0912848714 hoặc 0983685610
- Email: hienlds79@gmail.com hoặc minhngoc168@gmail.com
Lưu ý: Hồ sơ dự thầu tư vấn bao gồm các mục sau:
- Thư đăng ký dự thầu tư vấn bằng Tiếng Việt;
- Đề xuất kỹ thuật thực hiện hoạt động tư vấn;
- Đề xuất tài chính chi tiết thực hiện hoạt động tư vấn;
- Lý lịch của các tư vấn tham gia thực hiện.
Các tin khác: