Tuyển tư vấn - SCBV - Tiểu hợp phần Tư vấn nghiên cứu về tập quán canh tác và đánh giá trữ lượng sản lượng rừng tre nứa vầu của nhóm hộ tại huyện Quan Sơn, Thanh Hóa - 6.1.4.4.2 - thuộc hoạt động 6.1.4.4.

Tuyển tư vấn - SCBV - Tiểu hợp phần Tư vấn nghiên cứu về tập quán canh tác và đánh giá trữ lượng sản lượng rừng tre nứa vầu của nhóm hộ tại huyện Quan Sơn, Thanh Hóa - 6.1.4.4.2 - thuộc hoạt động 6.1.4.4.
Đăng lúc: 10:16 ngày 02/04/2021

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Dự án: Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị tre ở Việt Nam (SCBV)
Hoạt động tư vấn: Tiểu hợp phần Tư vấn nghiên cứu về tập quán canh tác và đánh giá trữ lượng sản lượng rừng tre nứa vầu của nhóm hộ tại huyện Quan Sơn, Thanh Hóa - 6.1.4.4.2 - thuộc hoạt động 6.1.4.4.
Địa điểm thực hiện: huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa
Người nhận báo cáo: Nguyễn Thị Hiền (Trợ lý Dự án)
Thời hạn: tháng 05/2021 – tháng 07/2021
1. Bối cảnh
Sản xuất và chế biến tre là nguồn sinh kế quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập và kinh tế cho hàng triệu nông hộ sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu, vẫn tồn tại nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành tre. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tre còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả, không đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ và gia dụng làm từ tre của Việt Nam trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, đươc sự tài trợ của Liên Minh Châu ÂU (EU), tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp triển khai dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Tre ở Việt Nam” tại 02 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Mục đích của dự án nhằm cải thiện thu nhập cho người sản xuất cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hỗ trợ và nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh theo tiêu chuẩn bền vững, tăng cường tiếp cận thị trường theo chuỗi giá trị, thúc đẩy môi trường chính sách thuận lợi cho phát triển chuỗi giá trị tre.
Để đạt được những kết quả trên, quản lý rừng tre nứa bền vững cần thực hiện theo Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của FSC trên cơ sở đáp ứng được 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động xã hội và đa dạng sinh học trong quản lý rừng tre nứa sẽ làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu những tác động bất lợi đối với môi trường, xã hội và đa dạng sinh học trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng thực hiện được quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của FSC. Do vậy, Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ triển khai hoạt động “Đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất tre nứa vầu đối với môi trường, xã hội và đa dạng sinh học” – Tiểu hợp phần Tư vấn xây dựng kế hoạch khai thác và quản lý rừng tre nứa vầu của nhóm hộ tại huyện Quan Sơn, Thanh Hóa.

Click vào đây để xem chi tiết

Các tổ chức/nhóm tư vấn quan tâm cần gửi hồ sơ dự thầu tư vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh bằng văn bản (bản cứng) hoặc tệp hồ sơ (file – bản mềm) trước 17 giờ ngày 15 tháng 04 năm 2021 cho:
Nguyễn Thị Hiền – Trợ lý dự án hoặc Nguyễn Thị Thanh Xuân – Cán bộ kỹ thuật.
  • Địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Số 8 Chương Dương Độ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam;
  • Điện thoại: 024.39322948; Di động: 0912848714 hoặc 0934536768
  • Email: hienlds79@gmail.com hoặc xuanlsng1977@gmail.com
Chúng tôi chỉ thông báo cho những hồ sơ dự thầu tư vấn đủ điều kiện được lựa chọn để mời phỏng vấn.
Lưu ý: Hồ sơ dự thầu tư vấn bao gồm các mục sau:
- Thư đăng ký dự thầu tư vấn bằng Tiếng Việt;
-  Đề xuất kỹ thuật thực hiện hoạt động tư vấn;
- Đề xuất tài chính chi tiết thực hiện hoạt động tư vấn;
- Lý lịch của các tư vấn tham gia thực hiện.
Các tin khác: