Mạy lay
Mạy lay
Mạy lay
Tên khoa học: Gigantochloa albociliata (Munro) Kurz,1877
Tên đồng nghĩa: Oxythenanthera albociliata Munro, 1868; Pseudoxythenanthera albociliata(Munro) T.Q. Nguyen, 1988
Tên khác: Mạy lai, cây măng ngọt, tre lào, le lông trắng
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Đặc điểm hình thái
Cây mọc thành cụm dày đặc, thường xanh hay rụng lá, thân có ngọn cong, cao 5-10m, đường kính 2-7cm, vách dày 1cm, màu lục xám, khi non thường có sọc trắng, và có lông cứng ở gốc. Lóng dài 15- 60cm, đốt nổi. Các cành mọc từ các đốt trên thường mọc đứng và đơn độc, to gần bằng thân. Mo thân có bẹ cao 10-20cm, rộng 15cm, gốc thường bị gấp nếp và dai như da; đỉnh cụt và hẹp, khi non bị phủ bởi nhiều lông rậm, màu vàng nâu, ép sát, sau trở nên nhẵn và trơn; lá mo hình ngọn giáo, dài, nhọn, dạng màng; thìa lìa cao 1,5-2,5cm, cụt, có răng; tai mo nhỏ, không rõ. Ở thân non, lá mo lật, ngắn và nhọn. Lá có phiến hình ngọn giáo dài, kích thước 10-20x2-2,5cm, gốc tròn, đỉnh nhọn hình dùi, nhẵn, chất giấy, màu lục nhạt ở mặt dưới; bẹ lá có sọc, nhẵn; thìa lìa dài, có lông; tai lá không rõ.
Cụm hoa lớn, gồm một cành chính với nhiều cành nhỏ mảnh, mang các chùm với 10-20 bông chét ở mỗi đốt, phía dưới có lá bắc màu vàng, có lông mi màu trắng. Bông nhỏ hình dải kéo dài, hơi cong, ít khi thẳng, dài 1,5-2cm, rộng 2-2,5mm, màu lục nhạt, gồm 1-2 mày trống, 1-2 hoa đực, và 1-2 hoa lưỡng tính.
Quả dĩnh thuôn dài, hình trụ, đầu nhọn, nhẵn.
Các thông tin khác về thực vật
Trong các tài liệu trước đây, mạy lay cùng với loài le đen được xếp vào chi Le (Oxythenanthera) với tên khoa học là O. albociliata Munro, 1868. Căn cứ và các kết quả nghiên cứu cấu tạo hoa, loài mạy lay đã được chuyển sang chi Bắp cầy (Gigantochloa) với tên khoa học được công bố là G. albociliata (Munro) Kurz, 1877.
Phân bố
Việt Nam:
Mạy lay mọc tự nhiên thành rừng ở các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La). Cây cũng đã được nhập vào Quảng Nam (huyện Hiên) từ Lào.
Theo Danh lục các loài TV Việt Nam (2005), mạy lay cũng gặp phân bố ở Kon Tum (Đak Lây, Đắc Pết), Bình Phước (An Lộc) và Nam Bộ.
Thế giới:
Nhiều tác giả cho rằng mạy lay có nguồn gốc ở Myanmar và Thái Lan. Chúng phân bố khá rộng trong các khu rừng khô ở phần trung và bắc của Myanmar và Thái Lan. Cây được du nhập vào Ấn Độ và Đông Dương, nhất là ở Lào.
Đặc điểm sinh học
Sinh cảnh tự nhiên của mạy lay là kiểu rừng nhiệt đới hỗn giao gỗ + tre ở độ cao trung bình và thấp, với lượng mưa trung bình năm 800-1.300mm, nhiệt độ trung bình năm 280C, trên đất có độ phì trung bình hay nghèo và thoát nước tốt. Vùng Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt là Sơn La, có điều kiện rất thuận lợi phát triển mạy lay; ở đây vừa gặp mạy lay mọc tự nhiên vừa gặp ở dạng trồng.
Sau khi trồng 6 năm, mạy lay đã mọc thành bụi với khoảng 27 thân có chiều cao trung bình 10,5m (dao động từ 5m đến 16m) và đường kính trung bình 2cm. (biến động từ 1cm đến 3cm). Một bụi mạy lay trưởng thành thường có 50-60 thân.
Cây ra hoa rải rác hoặc đồng loạt. Ở Thái Lan, mạy lay thường có hoa rải rác vào tháng 10-12. Hạt chín vào tháng 2 đến tháng 4. Ít khi thấy hiện tượng khuy. Chu kỳ khuy khoảng 30 năm (ở bang Assam của Ấn Độ). Mùa khô cây thường bị rụng lá.
Công dụng
Thân mạy lay có thể dùng vào việc xây dựng các công trình nhỏ như: vách nhà sàn, khung mái nhà... làm cột cho cây leo, làm hàng rào; phần gốc tre làm cán dụng cụ cầm tay (nông cụ, dao...). Thân tre cũng được dùng làm bàn ghế, nguyên liệu giấy. Măng mạy lay ăn ngon. Đôi khi mạy lay được trồng trong vườn nhà như cây cảnh.
Ở Thái Lan, măng mạy lay được đóng hộp và bán sang Nhật Bản.
Giá măng tươi thu mua tại rừng khoảng trên 1.000 đồng/kg.
Ở Việt Nam, măng mạy lay được đánh giá là một trong các loại măng ngon nhất. Ngay sau khi thu hoạch người dân có thể ăn sống như củ đậu. Hiện nay măng mạy lay đóng gói đã trở thành mặt hàng quen thuộc trong các siêu thị hoặc các cửa hàng thực phẩm ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Có thể trồng mạy lay bằng hạt hoặc bằng đoạn gốc. Có thể thu hạt từ những cây ra hoa. Nếu trồng bằng gốc, cần lấy thân ngầm với đoạn thân khí sinh dài 30-50cm. Nếu trồng ở mức độ nhỏ có thể lấy trực tiếp các cây giống từ rừng.
Sau khi trồng, cần chú ý làm cỏ trong 2-3 năm đầu. Nên làm cỏ vào mùa mưa đồng thời kết hợp xới xáo và vun gốc cho cây. Có thể bón phân chuồng hoai với liều lượng 5-10kg/gốc để giúp cây sinh trưởng tốt.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Thường khai thác cây 3 tuổi, với chu kỳ chặt 3 năm 1 lần. Nên chặt vào cuối mùa khô. Để dùng làm bàn ghế có thể khai thác cây 2 tuổi. Cần chặt sát gốc (phần gốc cao 1-2m, thường được dùng vì có vách dày hơn). Cây thân 3 tuổi, già, khó uốn; còn cây non hơn sẽ bị biến dạng khi hơ lửa. Nên khai thác vào cuối mùa khô cây bền hơn và chịu mối mọt tốt. Măng non thu vào mùa mưa. Ở Thái Lan, năng suất cây hàng năm trong rừng tre tự nhiên thường trong khoảng 9-46 tấn thân/ha.
Để sử dụng lâu dài, thân tre mạy lay cần được xử lý sau thu hoạch. Thông thường thân tre được ngâm vào chỗ nước chẩy trong 10-20 ngày. Sau đó thân được cọ sạch bằng xơ dừa hoặc bằng rơm để làm bóng mặt ngoài. Cũng có khi dùng giấy nháp để đánh bóng thân tre. Xử lý bằng hoá chất, luộc thân tre 15-20 phút ở nhiệt độ 950C trong dung dịch carbonat natri 0,2% hoặc hydroxide calcium 0,1% hoặc ở nhiệt độ 800C trong dung dịch sulphat đồng 0,3%. Sau khi xử lý thân tre được rửa bằng nước, phơi khô trong 1-2 ngày và bảo quản ở nơi thoáng gió.
Măng chủ yếu thu từ rừng tự nhiên, có thể dùng ăn tươi. Sau khi thu hái về cần bóc bỏ bẹ già, rửa sạch, thái nhỏ, rửa nước và chế biến các món ăn (nấu canh hay xào nấu). Nhưng phải ăn ngay sau khi thu hoạch về măng mới bảo đảm phẩm chất. Măng để vài ngày sẽ biến chất dần, màu sắc sẫm hơn, vị ngọt kém đi. Vì vậy nếu để lâu mới ăn thì sau khi thái nhỏ phải luộc măng (bỏ nước) trước khi dùng chế biến các món ăn.
Theo kinh nghiệm của nhân dân, muốn bảo quản măng, tốt nhất là chế biến thành măng chua. Măng chua được chế biến theo các công đoạn sau: thu măng củ hoặc măng ngọn -® bóc bẹ -® rửa sạch -® thái miếng -® ngâm nước sạch 1-2 ngày -® rửa lại bằng nước sạch -® cho vào chum ngâm với nước sạch đổ ngập. Măng chua có thể để được nhiều năm. Ở một số vùng, để giữ được chất lượng của măng và bảo quản được lâu có thể cho thêm muối vào vại để ngâm, thường theo công thức 2-4kg muối/tạ măng. Dùng nước đun sôi để nguội ngâm măng là tốt nhất.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Mạy lay chỉ mọc rải rác ở Việt Nam. Cây có triển vọng để làm bàn ghế, hàng mỹ nghệ vì dễ uốn bằng lửa. Đặc biệt, măng mạy lay là một trong những loại măng ngon nhất của Việt Nam. Cần nghiên cứu để phát triển loài cây này ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Hy vọng măng mạy lay sẽ có thương hiệu và sẽ trở thành mặt hàng được ưa chuộng ở trong nước xuất khẩu của Việt Nam trong vài thập kỷ tới
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Viêtn Nam. Tập III. Nhà xuất bản Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh; 2. Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III: 765. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 3. Academia Sinica (1996). Poales Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus 1: 33-35. Science Press (Trung văn); 4. Dransfield S.and Widjaja E.A. (1995). Plant Resources of South–East Asia – Bamboo. 7: 98-100. Bogor Indonesia.
Tên khoa học: Gigantochloa albociliata (Munro) Kurz,1877
Tên đồng nghĩa: Oxythenanthera albociliata Munro, 1868; Pseudoxythenanthera albociliata(Munro) T.Q. Nguyen, 1988
Tên khác: Mạy lai, cây măng ngọt, tre lào, le lông trắng
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Đặc điểm hình thái
Cây mọc thành cụm dày đặc, thường xanh hay rụng lá, thân có ngọn cong, cao 5-10m, đường kính 2-7cm, vách dày 1cm, màu lục xám, khi non thường có sọc trắng, và có lông cứng ở gốc. Lóng dài 15- 60cm, đốt nổi. Các cành mọc từ các đốt trên thường mọc đứng và đơn độc, to gần bằng thân. Mo thân có bẹ cao 10-20cm, rộng 15cm, gốc thường bị gấp nếp và dai như da; đỉnh cụt và hẹp, khi non bị phủ bởi nhiều lông rậm, màu vàng nâu, ép sát, sau trở nên nhẵn và trơn; lá mo hình ngọn giáo, dài, nhọn, dạng màng; thìa lìa cao 1,5-2,5cm, cụt, có răng; tai mo nhỏ, không rõ. Ở thân non, lá mo lật, ngắn và nhọn. Lá có phiến hình ngọn giáo dài, kích thước 10-20x2-2,5cm, gốc tròn, đỉnh nhọn hình dùi, nhẵn, chất giấy, màu lục nhạt ở mặt dưới; bẹ lá có sọc, nhẵn; thìa lìa dài, có lông; tai lá không rõ.
Cụm hoa lớn, gồm một cành chính với nhiều cành nhỏ mảnh, mang các chùm với 10-20 bông chét ở mỗi đốt, phía dưới có lá bắc màu vàng, có lông mi màu trắng. Bông nhỏ hình dải kéo dài, hơi cong, ít khi thẳng, dài 1,5-2cm, rộng 2-2,5mm, màu lục nhạt, gồm 1-2 mày trống, 1-2 hoa đực, và 1-2 hoa lưỡng tính.
Quả dĩnh thuôn dài, hình trụ, đầu nhọn, nhẵn.
Các thông tin khác về thực vật
Trong các tài liệu trước đây, mạy lay cùng với loài le đen được xếp vào chi Le (Oxythenanthera) với tên khoa học là O. albociliata Munro, 1868. Căn cứ và các kết quả nghiên cứu cấu tạo hoa, loài mạy lay đã được chuyển sang chi Bắp cầy (Gigantochloa) với tên khoa học được công bố là G. albociliata (Munro) Kurz, 1877.
Phân bố
Việt Nam:
Mạy lay mọc tự nhiên thành rừng ở các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La). Cây cũng đã được nhập vào Quảng Nam (huyện Hiên) từ Lào.
Theo Danh lục các loài TV Việt Nam (2005), mạy lay cũng gặp phân bố ở Kon Tum (Đak Lây, Đắc Pết), Bình Phước (An Lộc) và Nam Bộ.
Thế giới:
Nhiều tác giả cho rằng mạy lay có nguồn gốc ở Myanmar và Thái Lan. Chúng phân bố khá rộng trong các khu rừng khô ở phần trung và bắc của Myanmar và Thái Lan. Cây được du nhập vào Ấn Độ và Đông Dương, nhất là ở Lào.
Đặc điểm sinh học
Sinh cảnh tự nhiên của mạy lay là kiểu rừng nhiệt đới hỗn giao gỗ + tre ở độ cao trung bình và thấp, với lượng mưa trung bình năm 800-1.300mm, nhiệt độ trung bình năm 280C, trên đất có độ phì trung bình hay nghèo và thoát nước tốt. Vùng Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt là Sơn La, có điều kiện rất thuận lợi phát triển mạy lay; ở đây vừa gặp mạy lay mọc tự nhiên vừa gặp ở dạng trồng.
Sau khi trồng 6 năm, mạy lay đã mọc thành bụi với khoảng 27 thân có chiều cao trung bình 10,5m (dao động từ 5m đến 16m) và đường kính trung bình 2cm. (biến động từ 1cm đến 3cm). Một bụi mạy lay trưởng thành thường có 50-60 thân.
Cây ra hoa rải rác hoặc đồng loạt. Ở Thái Lan, mạy lay thường có hoa rải rác vào tháng 10-12. Hạt chín vào tháng 2 đến tháng 4. Ít khi thấy hiện tượng khuy. Chu kỳ khuy khoảng 30 năm (ở bang Assam của Ấn Độ). Mùa khô cây thường bị rụng lá.
Công dụng
Thân mạy lay có thể dùng vào việc xây dựng các công trình nhỏ như: vách nhà sàn, khung mái nhà... làm cột cho cây leo, làm hàng rào; phần gốc tre làm cán dụng cụ cầm tay (nông cụ, dao...). Thân tre cũng được dùng làm bàn ghế, nguyên liệu giấy. Măng mạy lay ăn ngon. Đôi khi mạy lay được trồng trong vườn nhà như cây cảnh.
Ở Thái Lan, măng mạy lay được đóng hộp và bán sang Nhật Bản.
Giá măng tươi thu mua tại rừng khoảng trên 1.000 đồng/kg.
Ở Việt Nam, măng mạy lay được đánh giá là một trong các loại măng ngon nhất. Ngay sau khi thu hoạch người dân có thể ăn sống như củ đậu. Hiện nay măng mạy lay đóng gói đã trở thành mặt hàng quen thuộc trong các siêu thị hoặc các cửa hàng thực phẩm ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Có thể trồng mạy lay bằng hạt hoặc bằng đoạn gốc. Có thể thu hạt từ những cây ra hoa. Nếu trồng bằng gốc, cần lấy thân ngầm với đoạn thân khí sinh dài 30-50cm. Nếu trồng ở mức độ nhỏ có thể lấy trực tiếp các cây giống từ rừng.
Sau khi trồng, cần chú ý làm cỏ trong 2-3 năm đầu. Nên làm cỏ vào mùa mưa đồng thời kết hợp xới xáo và vun gốc cho cây. Có thể bón phân chuồng hoai với liều lượng 5-10kg/gốc để giúp cây sinh trưởng tốt.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Thường khai thác cây 3 tuổi, với chu kỳ chặt 3 năm 1 lần. Nên chặt vào cuối mùa khô. Để dùng làm bàn ghế có thể khai thác cây 2 tuổi. Cần chặt sát gốc (phần gốc cao 1-2m, thường được dùng vì có vách dày hơn). Cây thân 3 tuổi, già, khó uốn; còn cây non hơn sẽ bị biến dạng khi hơ lửa. Nên khai thác vào cuối mùa khô cây bền hơn và chịu mối mọt tốt. Măng non thu vào mùa mưa. Ở Thái Lan, năng suất cây hàng năm trong rừng tre tự nhiên thường trong khoảng 9-46 tấn thân/ha.
Để sử dụng lâu dài, thân tre mạy lay cần được xử lý sau thu hoạch. Thông thường thân tre được ngâm vào chỗ nước chẩy trong 10-20 ngày. Sau đó thân được cọ sạch bằng xơ dừa hoặc bằng rơm để làm bóng mặt ngoài. Cũng có khi dùng giấy nháp để đánh bóng thân tre. Xử lý bằng hoá chất, luộc thân tre 15-20 phút ở nhiệt độ 950C trong dung dịch carbonat natri 0,2% hoặc hydroxide calcium 0,1% hoặc ở nhiệt độ 800C trong dung dịch sulphat đồng 0,3%. Sau khi xử lý thân tre được rửa bằng nước, phơi khô trong 1-2 ngày và bảo quản ở nơi thoáng gió.
Măng chủ yếu thu từ rừng tự nhiên, có thể dùng ăn tươi. Sau khi thu hái về cần bóc bỏ bẹ già, rửa sạch, thái nhỏ, rửa nước và chế biến các món ăn (nấu canh hay xào nấu). Nhưng phải ăn ngay sau khi thu hoạch về măng mới bảo đảm phẩm chất. Măng để vài ngày sẽ biến chất dần, màu sắc sẫm hơn, vị ngọt kém đi. Vì vậy nếu để lâu mới ăn thì sau khi thái nhỏ phải luộc măng (bỏ nước) trước khi dùng chế biến các món ăn.
Theo kinh nghiệm của nhân dân, muốn bảo quản măng, tốt nhất là chế biến thành măng chua. Măng chua được chế biến theo các công đoạn sau: thu măng củ hoặc măng ngọn -® bóc bẹ -® rửa sạch -® thái miếng -® ngâm nước sạch 1-2 ngày -® rửa lại bằng nước sạch -® cho vào chum ngâm với nước sạch đổ ngập. Măng chua có thể để được nhiều năm. Ở một số vùng, để giữ được chất lượng của măng và bảo quản được lâu có thể cho thêm muối vào vại để ngâm, thường theo công thức 2-4kg muối/tạ măng. Dùng nước đun sôi để nguội ngâm măng là tốt nhất.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Mạy lay chỉ mọc rải rác ở Việt Nam. Cây có triển vọng để làm bàn ghế, hàng mỹ nghệ vì dễ uốn bằng lửa. Đặc biệt, măng mạy lay là một trong những loại măng ngon nhất của Việt Nam. Cần nghiên cứu để phát triển loài cây này ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Hy vọng măng mạy lay sẽ có thương hiệu và sẽ trở thành mặt hàng được ưa chuộng ở trong nước xuất khẩu của Việt Nam trong vài thập kỷ tới
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Viêtn Nam. Tập III. Nhà xuất bản Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh; 2. Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III: 765. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 3. Academia Sinica (1996). Poales Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus 1: 33-35. Science Press (Trung văn); 4. Dransfield S.and Widjaja E.A. (1995). Plant Resources of South–East Asia – Bamboo. 7: 98-100. Bogor Indonesia.