Cây cẩu tích
Cây cẩu tích
Tên khoa học: Cibotium barometz (L.) J. Smith, 1842
Tên đồng nghĩa: Podipodium barometz L., 1753
Tên khác: Cây lông culi, cây lông khỉ, cù liền, cù lần, kim mao; cút báng (Tày); co cút pá (Thái); nhài cù viằng (Dao); đạng pàm (K’Ho); Golden moss (Anh); Pitchawar, agneau de seythie, cibotie (Pháp)
Họ: Cẩu tích – Dicksoniaceae
1. Đặc điểm hình thái
Cây thuộc loại dương xỉ hóa gỗ, thường xanh, cao 1,5 – 3,0 m. Thân rễ to, mọc vùi sát mặt đất, hơi nạc, phủ dày lông mềm, vàng nâu óng ánh. Từ thân rễ mọc lên 3 – 5 lá to, xẻ 3 lần lông chim, cả phiến lá gần giống hình tam giác, nhỏ dần về đỉnh. Cuống lá cứng, to, màu nâu đen, có lông mềm, dài 1,0 – 2,5 m; thùy lá cấp 3 hình chùy, mép khía răng cưa tròn, nông; mặt trên xanh, mặt dưới nhạt hơn, gân có lông.
Cơ quan sinh sản là những túi bào tử, xếp đều đặn hai bên gân giữa mặt dưới lá, túi bào tử có áo 2 mảnh; bào tử hình gần tròn, sần sùi, màu vàng nhạt.
2. Đặc điểm sinh thái
Cây ưa ẩm, chịu bóng; thường mọc thành đám dày đặc ở ven rừng kín thường xanh, dọc theo các bờ khe suối hoặc dưới tán rừng thông hai và ba lá (ở Kon Tum, Lâm Đồng). Độ cao phân bố từ 600 m (ở Miền Bắc) hoặc 800 m (ở Miền Nam) đến 1.600 m. Cẩu tích có thể mọc được trên nhiều loại đất, từ trung tính đến hơi chua (rừng thông). Thân rễ mọc vùi nông hoặc nổi hẳn trên mặt đất. Có những cây lâu năm, thân rễ nặng tới 5 kg; khi già, phần gốc thân rễ có hiện tượng hóa gỗ. Sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm; mỗi năm mọc lên từ 3 – 5 lá mới. Sinh sản bằng bao tử. Bình thường cây cẩu tích không đẻ nhánh từ thân rễ, nhưng khi bị chặt, phần thân rẽ còn lại có thể mọc chồi.
Thông tin khác về thực vật
Chi Cẩu tích (Cibotium Kaulf.) có tất cả khoảng 10 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ và châu Á. Ở Việt Nam, hiện chưa có người nào đi sâu nghiên cứu về chi này, nên chưa rõ ngoài cẩu tích còn có những loài nào khác.
Trong tự nhiên, nếu nhìn sơ qua về dạng lá có thể có loài khác giống cẩu tích. Song duy nhất chỉ loài này có thân rễ to, phủ lông mềm, dày, màu vàng hay vàng nâu óng ánh.
3. Phân bố
Việt Nam:
Cẩu tích phân bố tương đối rộng rãi khắp các tỉnh miền núi ở nước ta. Những tỉnh hiện còn nhiều cẩu tích mọc Tập trung là: Kon Tum (huyện Đắk Glei, Đắk Tô, Kon Plông), Gia Lai (K’ Bang), Đắk Lắk (Krông Bông), Lâm Đồng (Lạc Dương, Lâm Hà, Bảo Hà), Lai Châu (Phong Thổ, Than Uyên, Sìn Hồ), Điện Biên (Tuần Giáo, Tủa Chùa), Sơn La (Mường La, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang (Quản Bạ, Yên Minh, Bắc Mê); Yên Bái (Mù Cang Chải) ...
Thế giới:
Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ ...
4. Giá trị sử dụng
Bộ phận dùng:
Thân rễ (tên vị thuốc là Cẩu tích) và lông thân rễ (lông mao).
Thành phần hóa học:
Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột với tỷ lệ khoảng 30% và nhiều chất khác như: b - sitosterol, acid stearic, daucosterol, acid cafeic, acid protocatechuic.
Lông thân rễ chứa tanin và sắc tố.
Công dụng:
Thân rễ cầu tích được dùng làm thuốc chữa tê thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đái dắt, bạch đới, đau dây thần kinh hông.
Liều dùng hàng ngày: 10 – 20 g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Lông mao ở thân rễ có tác dụng cầm máu nhanh các vết đứt chân tay; còn dùng đắp các vết thương phần mềm.
5. Kỹ thuật nhân giống và gây trồng
Hiện chưa được nghiên cứu trồng. Tại một số vườn thuốc có trồng làm mẫu, bằng cách đào lấy những cây con từ tự nhiên về trồng. Trồng trên đất ẩm, có độ che bóng 20 – 30%; cuốc hố nông, giẫm chặt gốc.
6. Khai thác, chế biến và bảo quản
Chỉ khai thác cây lớn có thân rễ 1 kg trở lên. Thân rễ đào lên, cắt bỏ hết lá, rễ phụ. Thông thường người ta phơi 1 - 2 nắng, sau đó chất đống đốt cho cháy hết các phần phụ. Dùng dao đẽo bỏ phần vỏ ngoài (mỏng); rửa sạch, cắt thành lát, phơi hay sấy khô. Trường hợp không đốt thì phải đồ cho mềm sau mới cắt thành lát; bảo quản nơi khô ráo.
Khi dùng tẩm rượu sao vàng.
Lấy lông mao đồng thời với khâu đào thân rễ; loại bỏ phần lông già đã ngả sang màu nâu; có thể rửa sạch, sau phơi hay sấy khô tiệt trùng.
7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Nguồn cẩu tích ở Việt Nam tương đối phong phú. Ước tính mỗi năm khai thác trên 200 tấn, sử dụng cho nhu cầu trong nước và thường xuyên xuất khẩu. Vào các năm từ 1992 – 1998, các tỉnh giáp biên giới phía Bắc xuất khẩu nhiều qua biên giới. Riêng cửa khẩu Phong Thổ (Lai Châu) năm 1997 đã có gần 200 tấn cẩu tích khô bán qua biên giới. Giá dược liệu cẩu tích khô ở Hà Nội 8.000 – 10.000 đ / kg (đã chế biến).
Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm và do nhiều nguyên nhân khác đã làm cho trữ lượng cẩu tích ở miền Bắc giảm mạnh. Cẩu tích là loại dương xỉ, từ khi bào tử nảy mầm cho đến khi có được cây được khai thác, chắc chắn phải trên dưới 10 năm.
Vì vậy, cần có kế hoạch luân chuyển vùng khai thác và chỉ khai thác cây lớn, cây nhỏ chừa lại cho các năm sau. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996).
8. Tài liệu tham khảo
Tên đồng nghĩa: Podipodium barometz L., 1753
Tên khác: Cây lông culi, cây lông khỉ, cù liền, cù lần, kim mao; cút báng (Tày); co cút pá (Thái); nhài cù viằng (Dao); đạng pàm (K’Ho); Golden moss (Anh); Pitchawar, agneau de seythie, cibotie (Pháp)
Họ: Cẩu tích – Dicksoniaceae
1. Đặc điểm hình thái
Cây thuộc loại dương xỉ hóa gỗ, thường xanh, cao 1,5 – 3,0 m. Thân rễ to, mọc vùi sát mặt đất, hơi nạc, phủ dày lông mềm, vàng nâu óng ánh. Từ thân rễ mọc lên 3 – 5 lá to, xẻ 3 lần lông chim, cả phiến lá gần giống hình tam giác, nhỏ dần về đỉnh. Cuống lá cứng, to, màu nâu đen, có lông mềm, dài 1,0 – 2,5 m; thùy lá cấp 3 hình chùy, mép khía răng cưa tròn, nông; mặt trên xanh, mặt dưới nhạt hơn, gân có lông.
Cơ quan sinh sản là những túi bào tử, xếp đều đặn hai bên gân giữa mặt dưới lá, túi bào tử có áo 2 mảnh; bào tử hình gần tròn, sần sùi, màu vàng nhạt.
2. Đặc điểm sinh thái
Cây ưa ẩm, chịu bóng; thường mọc thành đám dày đặc ở ven rừng kín thường xanh, dọc theo các bờ khe suối hoặc dưới tán rừng thông hai và ba lá (ở Kon Tum, Lâm Đồng). Độ cao phân bố từ 600 m (ở Miền Bắc) hoặc 800 m (ở Miền Nam) đến 1.600 m. Cẩu tích có thể mọc được trên nhiều loại đất, từ trung tính đến hơi chua (rừng thông). Thân rễ mọc vùi nông hoặc nổi hẳn trên mặt đất. Có những cây lâu năm, thân rễ nặng tới 5 kg; khi già, phần gốc thân rễ có hiện tượng hóa gỗ. Sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm; mỗi năm mọc lên từ 3 – 5 lá mới. Sinh sản bằng bao tử. Bình thường cây cẩu tích không đẻ nhánh từ thân rễ, nhưng khi bị chặt, phần thân rẽ còn lại có thể mọc chồi.
Thông tin khác về thực vật
Chi Cẩu tích (Cibotium Kaulf.) có tất cả khoảng 10 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ và châu Á. Ở Việt Nam, hiện chưa có người nào đi sâu nghiên cứu về chi này, nên chưa rõ ngoài cẩu tích còn có những loài nào khác.
Trong tự nhiên, nếu nhìn sơ qua về dạng lá có thể có loài khác giống cẩu tích. Song duy nhất chỉ loài này có thân rễ to, phủ lông mềm, dày, màu vàng hay vàng nâu óng ánh.
3. Phân bố
Việt Nam:
Cẩu tích phân bố tương đối rộng rãi khắp các tỉnh miền núi ở nước ta. Những tỉnh hiện còn nhiều cẩu tích mọc Tập trung là: Kon Tum (huyện Đắk Glei, Đắk Tô, Kon Plông), Gia Lai (K’ Bang), Đắk Lắk (Krông Bông), Lâm Đồng (Lạc Dương, Lâm Hà, Bảo Hà), Lai Châu (Phong Thổ, Than Uyên, Sìn Hồ), Điện Biên (Tuần Giáo, Tủa Chùa), Sơn La (Mường La, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang (Quản Bạ, Yên Minh, Bắc Mê); Yên Bái (Mù Cang Chải) ...
Thế giới:
Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ ...
4. Giá trị sử dụng
Bộ phận dùng:
Thân rễ (tên vị thuốc là Cẩu tích) và lông thân rễ (lông mao).
Thành phần hóa học:
Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột với tỷ lệ khoảng 30% và nhiều chất khác như: b - sitosterol, acid stearic, daucosterol, acid cafeic, acid protocatechuic.
Lông thân rễ chứa tanin và sắc tố.
Công dụng:
Thân rễ cầu tích được dùng làm thuốc chữa tê thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đái dắt, bạch đới, đau dây thần kinh hông.
Liều dùng hàng ngày: 10 – 20 g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Lông mao ở thân rễ có tác dụng cầm máu nhanh các vết đứt chân tay; còn dùng đắp các vết thương phần mềm.
5. Kỹ thuật nhân giống và gây trồng
Hiện chưa được nghiên cứu trồng. Tại một số vườn thuốc có trồng làm mẫu, bằng cách đào lấy những cây con từ tự nhiên về trồng. Trồng trên đất ẩm, có độ che bóng 20 – 30%; cuốc hố nông, giẫm chặt gốc.
6. Khai thác, chế biến và bảo quản
Chỉ khai thác cây lớn có thân rễ 1 kg trở lên. Thân rễ đào lên, cắt bỏ hết lá, rễ phụ. Thông thường người ta phơi 1 - 2 nắng, sau đó chất đống đốt cho cháy hết các phần phụ. Dùng dao đẽo bỏ phần vỏ ngoài (mỏng); rửa sạch, cắt thành lát, phơi hay sấy khô. Trường hợp không đốt thì phải đồ cho mềm sau mới cắt thành lát; bảo quản nơi khô ráo.
Khi dùng tẩm rượu sao vàng.
Lấy lông mao đồng thời với khâu đào thân rễ; loại bỏ phần lông già đã ngả sang màu nâu; có thể rửa sạch, sau phơi hay sấy khô tiệt trùng.
7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Nguồn cẩu tích ở Việt Nam tương đối phong phú. Ước tính mỗi năm khai thác trên 200 tấn, sử dụng cho nhu cầu trong nước và thường xuyên xuất khẩu. Vào các năm từ 1992 – 1998, các tỉnh giáp biên giới phía Bắc xuất khẩu nhiều qua biên giới. Riêng cửa khẩu Phong Thổ (Lai Châu) năm 1997 đã có gần 200 tấn cẩu tích khô bán qua biên giới. Giá dược liệu cẩu tích khô ở Hà Nội 8.000 – 10.000 đ / kg (đã chế biến).
Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm và do nhiều nguyên nhân khác đã làm cho trữ lượng cẩu tích ở miền Bắc giảm mạnh. Cẩu tích là loại dương xỉ, từ khi bào tử nảy mầm cho đến khi có được cây được khai thác, chắc chắn phải trên dưới 10 năm.
Vì vậy, cần có kế hoạch luân chuyển vùng khai thác và chỉ khai thác cây lớn, cây nhỏ chừa lại cho các năm sau. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996).
8. Tài liệu tham khảo