Cây Bách Bộ
Cây Bách Bộ
Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour., 1790
Tên khác: Củ ba mươi, dây đẹt ác; slam slip lạc, mằn sòi (Tày); bẳn sam sip (Thái); pê chầu chàng (H’Mông); mùa sấy dòi (Dao); hơ ling (Ba Na)
Họ: Bách bộ - Stemonaceae
1. Đặc điểm hình thái
Dây leo bằng thân quấn, dài 4 – 6 m, hoặc hơn. Rễ củ chùm, gồm 30 – 100 củ; hình thuôn nhọn 2 đầu, màu trắng ngà, dài 15 – 30 cm. Thân khí sinh hình trụ hơi có cạnh, nhẵn, hơi phình lên ở những mấu, màu lục nhạt. Lá mọc đối, hoặc so le, hình trứng hoặc bầu dục dài 9 – 15 cm, rộng 6 – 12 cm, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn; gân chính 7 – 13, hình cung, chạy từ cuống lá đến đầu lá, gân nhỏ nằm ngang, sít nhau rất đặc sắc, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu; cuống dài 3 – 7 cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cuống dài 2 – 4 cm, mang 1 - 2 hoa màu vàng lục; lá bắc hẹp; bao hoa gồm 4 mảnh giống nhau, hẹp ngang, dài khoảng 4 cm, mặt trong màu đỏ tía, có mùi hôi khó chịu; nhị 4 bằng nhau, chỉ nhị ngắn, đính ở gốc; bầu hình tháp.
Quả nang, hình trứng thuôn, dài 3.5 cm. Hạt 5 – 8, nhỏ, màu nâu.
2. Đặc điểm sinh thái
Bách bộ là loài cây của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên ở Việt Nam, cây phân bố rộng rãi ở cả vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình phía Nam, cũng như khí hậu á nhiệt đới ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây ưa ẩm và sáng, tuy vậy có thể hơi chịu bóng. Bách bộ thường leo lên các cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ ở ven rừng, dọc theo hai bên bờ khe suối, ở cửa rừng kín thường xanh, dưới chân rừng núi đá vôi và bờ nương rẫy. Độ cao phân bố có thể từ vài chục mét (ở vùng rừng ven biển và đảo) lên tới gần 1000 m sâu trong lục địa.
Bách bộ ra hoa quả hàng năm. Mùa hoa: tháng 6 – 7; quả: tháng 7 – 9. Khi quả già tự mở để hạt thoát ra ngoài. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và cây chồi sau khi bị cắt, thậm chí sau khi khai thác rễ củ, phần gốc vùi lại vẫn có khả năng tái sinh.
3. Phân bố
Việt Nam:
Phân bố rộng rãi gần như khắp các tỉnh miền núi và trung du. Những tỉnh hiện còn nhiều bách bộ như: Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng.
Thế giới:
Lào, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ.
4. Giá trị sử dụng
Bộ phận dùng:
Rễ củ bỏ lõi phơi hay sấy khô. Khi dùng làm thuốc mới chế biến lại hoặc nấu thành cao.
Thành phần hóa học:
Trong rễ củ chứa nhiều loại alcaloid: stemonin, tuberostemonin, neotuberostemonin, oxotuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, stenin, stemotiin…
Công dụng:
Bách bộ là vị thuốc quen thuộc dùng để chữa ho, có tác dụng bổ phổi, nhuận phổi. Liều dùng từ 4 – 12 gam/ngày dưới dạng bách bộ đã chế biến sắc uống, hoặc nấu thành cao lỏng. Bách bộ cũng được dùng làm thuốc tẩy giun kim.
Rể củ bách bộ tươi có độc, vì thế trong nhân dân dùng để diệt chấy, rận.
5. Kỹ thuật nhân giống và gieo trồng
Hiện chưa được nghiên cứu, nhưng có thể trồng được bằng hạt.
6. Khai thác, chế biến và bảo quản
Khai thác vào mùa thu, khi quả đã già và phát tán hạt giống. Đào rộng xung quanh gốc để lấy được toàn bộ rễ củ. Cắt lấy rễ củ, cắt bỏ phần thân khí sinh, vùi lại cho cây có thể tái sinh.
Rễ củ đem về, cắt bỏ đầu và đuôi; rửa sạch đất; bổ dọc củ bỏ lõi, sau đem đồ cho chín; phơi hoặc sấy đến khô.
Dược liệu bách bộ khô được đóng gói 2 lần túi nilon và bao tải; để nơi khô ráo; thường xuyên kiểm tra vì dễ mốc. Theo quy định của Dược điển Việt Nam, hàm lượng alcaloid toàn phần trong rễ bách bộ cần đạt 0,15% tính theo tuberostemonin.
Khi dùng làm thuốc có 2 cách chế biến: Cách thứ nhất, thái mỏng thành lát, tẩm mật 1 đêm, sau đem sao vàng. Cách thứ hai là nấu thành cao lỏng (có thể nấu từ khi dược liệu còn tươi).
7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Bách bộ là cây thuốc thường xuyên được ngành Y tế khai thác và thu mua. Vài năm gần đây còn được tư thương xuất khẩu qua biên giới; giá thu mua ở Lào Cai năm 2004 vào khoảng 5.000 đ / kg củ tươi chưa chế biến.
Bên cạnh loài bách bộ kể trên, ở các tỉnh phía Nam còn khai thác cả loài bách bộ lá nhỏ (Stemona pierre Gagnep.). Một số loài khác có kích thước nhỏ, rễ củ cũng nhỏ như Stemona cochinchinensis Gagnep., S. collinsae Craib và S. saxorum Gagnep.. Chúng là những loài hiếm về nguồn gen trong chi Stemona, cần được bảo tồn ở Việt Nam.
8. Tài liệu tham khảo
Tên khác: Củ ba mươi, dây đẹt ác; slam slip lạc, mằn sòi (Tày); bẳn sam sip (Thái); pê chầu chàng (H’Mông); mùa sấy dòi (Dao); hơ ling (Ba Na)
Họ: Bách bộ - Stemonaceae
1. Đặc điểm hình thái
Dây leo bằng thân quấn, dài 4 – 6 m, hoặc hơn. Rễ củ chùm, gồm 30 – 100 củ; hình thuôn nhọn 2 đầu, màu trắng ngà, dài 15 – 30 cm. Thân khí sinh hình trụ hơi có cạnh, nhẵn, hơi phình lên ở những mấu, màu lục nhạt. Lá mọc đối, hoặc so le, hình trứng hoặc bầu dục dài 9 – 15 cm, rộng 6 – 12 cm, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn; gân chính 7 – 13, hình cung, chạy từ cuống lá đến đầu lá, gân nhỏ nằm ngang, sít nhau rất đặc sắc, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu; cuống dài 3 – 7 cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cuống dài 2 – 4 cm, mang 1 - 2 hoa màu vàng lục; lá bắc hẹp; bao hoa gồm 4 mảnh giống nhau, hẹp ngang, dài khoảng 4 cm, mặt trong màu đỏ tía, có mùi hôi khó chịu; nhị 4 bằng nhau, chỉ nhị ngắn, đính ở gốc; bầu hình tháp.
Quả nang, hình trứng thuôn, dài 3.5 cm. Hạt 5 – 8, nhỏ, màu nâu.
2. Đặc điểm sinh thái
Bách bộ là loài cây của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên ở Việt Nam, cây phân bố rộng rãi ở cả vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình phía Nam, cũng như khí hậu á nhiệt đới ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây ưa ẩm và sáng, tuy vậy có thể hơi chịu bóng. Bách bộ thường leo lên các cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ ở ven rừng, dọc theo hai bên bờ khe suối, ở cửa rừng kín thường xanh, dưới chân rừng núi đá vôi và bờ nương rẫy. Độ cao phân bố có thể từ vài chục mét (ở vùng rừng ven biển và đảo) lên tới gần 1000 m sâu trong lục địa.
Bách bộ ra hoa quả hàng năm. Mùa hoa: tháng 6 – 7; quả: tháng 7 – 9. Khi quả già tự mở để hạt thoát ra ngoài. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và cây chồi sau khi bị cắt, thậm chí sau khi khai thác rễ củ, phần gốc vùi lại vẫn có khả năng tái sinh.
3. Phân bố
Việt Nam:
Phân bố rộng rãi gần như khắp các tỉnh miền núi và trung du. Những tỉnh hiện còn nhiều bách bộ như: Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng.
Thế giới:
Lào, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ.
4. Giá trị sử dụng
Bộ phận dùng:
Rễ củ bỏ lõi phơi hay sấy khô. Khi dùng làm thuốc mới chế biến lại hoặc nấu thành cao.
Thành phần hóa học:
Trong rễ củ chứa nhiều loại alcaloid: stemonin, tuberostemonin, neotuberostemonin, oxotuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, stenin, stemotiin…
Công dụng:
Bách bộ là vị thuốc quen thuộc dùng để chữa ho, có tác dụng bổ phổi, nhuận phổi. Liều dùng từ 4 – 12 gam/ngày dưới dạng bách bộ đã chế biến sắc uống, hoặc nấu thành cao lỏng. Bách bộ cũng được dùng làm thuốc tẩy giun kim.
Rể củ bách bộ tươi có độc, vì thế trong nhân dân dùng để diệt chấy, rận.
5. Kỹ thuật nhân giống và gieo trồng
Hiện chưa được nghiên cứu, nhưng có thể trồng được bằng hạt.
6. Khai thác, chế biến và bảo quản
Khai thác vào mùa thu, khi quả đã già và phát tán hạt giống. Đào rộng xung quanh gốc để lấy được toàn bộ rễ củ. Cắt lấy rễ củ, cắt bỏ phần thân khí sinh, vùi lại cho cây có thể tái sinh.
Rễ củ đem về, cắt bỏ đầu và đuôi; rửa sạch đất; bổ dọc củ bỏ lõi, sau đem đồ cho chín; phơi hoặc sấy đến khô.
Dược liệu bách bộ khô được đóng gói 2 lần túi nilon và bao tải; để nơi khô ráo; thường xuyên kiểm tra vì dễ mốc. Theo quy định của Dược điển Việt Nam, hàm lượng alcaloid toàn phần trong rễ bách bộ cần đạt 0,15% tính theo tuberostemonin.
Khi dùng làm thuốc có 2 cách chế biến: Cách thứ nhất, thái mỏng thành lát, tẩm mật 1 đêm, sau đem sao vàng. Cách thứ hai là nấu thành cao lỏng (có thể nấu từ khi dược liệu còn tươi).
7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Bách bộ là cây thuốc thường xuyên được ngành Y tế khai thác và thu mua. Vài năm gần đây còn được tư thương xuất khẩu qua biên giới; giá thu mua ở Lào Cai năm 2004 vào khoảng 5.000 đ / kg củ tươi chưa chế biến.
Bên cạnh loài bách bộ kể trên, ở các tỉnh phía Nam còn khai thác cả loài bách bộ lá nhỏ (Stemona pierre Gagnep.). Một số loài khác có kích thước nhỏ, rễ củ cũng nhỏ như Stemona cochinchinensis Gagnep., S. collinsae Craib và S. saxorum Gagnep.. Chúng là những loài hiếm về nguồn gen trong chi Stemona, cần được bảo tồn ở Việt Nam.
8. Tài liệu tham khảo