Mai dây
Mai dây
Mai dây
Tên khoa học: Dendrocalamus yunnanicus Hsueh et D. Z. Li,1988
Tên khác: Mạy puốc (Thái), mạy mươi (Tày, Nùng)
Họ: Hoà thảo – Poaceae;
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Đặc điểm hình thái
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thưa. Chiều cao thân 18-25m, đường kính trung bình 8-12cm, cá biệt 12-16cm, ngọn rủ, chiều cao dưới cành 2m; chiều dài lóng 42-52cm, lúc non phủ lông mềm màu trắng dạng lông gai nhỏ, cũng phủ lớp phấn trắng mỏng, bề dày vách 1-2cm; chiều rộng đốt 6mm, phía dưới đốt có một vòng lông nhung màu nâu; Các lóng gốc thường ngắn lại, chiều dài chỉ 5-10cm, khiến thân cong queo. Cành 3, cành chính phát triển. Bẹ mo rụng sớm, chất da mỏng hoặc dày, lườn dọc mặt lưng không rõ, phủ lông gai nhỏ thưa, màu nâu, đầu bẹ mo hẹp và lõm xuống, rộng 3,5-7cm; tai mo nhỏ, dài 5mm, rộng 1mm, trên đó có mấy chiếc lông tua, rụng sớm; lưỡi mo cao 5-8mm, mép xẻ răng nhỏ, phiến mo lật ra ngoài, dài 9-18cm, rộng 3- 9cm, mặt bụng có lông gai nhỏ màu nâu vàng.
Cành nhỏ mang 5-10 lá; bẹ lá phủ lông gai nhỏ màu trắng, sớm rụng, tai lá khuyết, lưỡi lá cao 1,5-2mm, phiến lá dài 25-35cm, rộng 4,5-6,5cm, mặt dưới không lông, gân cấp hai 9-11 đôi, song song.
Cành mang hoa có lá, chiều dài lóng 1,5-3,5cm, một phía phẳng dẹt, toàn bộ phủ dày lông mềm màu nâu xám, mỗi đốt đính 1 đến nhiều bông nhỏ; bông nhỏ dài 1-1,6cm, rộng 5-7mm, màu nâu vàng đầu nhọn, chứa 5-7 hoa nhỏ, lúc chín giữa các hoa nhỏ có thể rời và tự nở; mày ngoài dài 5-9mm, rộng 5-8mm, có nhiều gân (16-20 chiếc), đầu có mũi nhọn nhỏ, chỉ dài 0,2-0,4mm; mày trong dài 4-8mm, lưng có 2 gờ, giữa các gờ có 4 hay 5 gân hay có lúc 2 gân, đầu lõm; chỉ nhị dài 1mm, bao phấn màu vàng, dài 3-4mm, đầu có mũi nhọn nhỏ màu tím; vòi dài 4mm, đầu nhuỵ 1.
Các thông tin khác về thực vật
Vào năm 1988 loài tre này lần đầu tiên được phát hiện và công bố ở huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, giáp với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Loài mai dây cũng lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam vào năm 2004.Về đặc điểm rất giống với loài mai ống và mai cây phổ biến ở Việt Nam, chỉ khác là các lóng gốc của mai dây thường chùn lại và rất ngắn, khiến phần gốc của cây cong queo nên được mang tên mai dây để phân biệt với 2 loài mai trên.
Phân bố
Việt Nam:
Mai dây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, như: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang. Mới gặp mai dây ở dạng trồng trọt.
Thế giới:
Mai dây phân bố ở huyện Hà Khẩu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đặc điểm sinh học
Vùng trồng mai dây có khí hậu mưa mùa nhiệt đới, với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5- tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa bình quân năm 1500-2000mm hay cao hơn nữa; nhiệt độ trung bình năm 22-230, nhiệt độ trung bình cao nhất 27-280C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 18- 200C. Độ cao phân bố của vùng trồng mai dây từ 100 đến 600m so với mặt biển; độ dốc dưới 200.
Mai dây đã được trồng trên các loại đất sau:
Đất vùng đồi núi màu đỏ vàng, vàng đỏ, xám vàng, xám đen, độ dày 50-150cm, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Loại đất này thường phân bố ở chân và sườn đồi vùng trung du của miền Đông Bắc, Việt Nam. Đất phù sa bồi tụ ven sông suối, màu nâu đen hoặc xám đen, tầng đất dày, thoát nước tốt
Mai dây là cây ưa sáng hoàn toàn khi trưởng thành, khi non hơi ưa bóng, nên cần độ tàn che nhẹ trong giai đoạn vườn ươm. Khi mang trồng, nó là cây ưa sáng. Cây phát triển nhanh; sau khi trồng bằng giống gốc, 4 năm là có thể khai thác; nếu dùng giống cành hay thân phải 5-6 năm mới khai thác. Từ khi măng nhú khỏi mặt đất đến khi cây tre định hình khoảng 2-3 tháng.
Chưa gặp hiện tượng khuy hàng loạt ở mai dây. Chúng chỉ ra hoa từng cây, hoặc từng búi. Sau khi ra hoa, cây không tạo thành quả, nên dưới gốc mai dây ra hoa chưa gặp cây con tái sinh từ hạt.
Cũng như mai cây, mai dây ít sâu bệnh. Ở Việt Nam chỉ gặp bệnh “xù lá” khi độ ẩm không khí và trong đất quá cao mà cây lại trồng ở nơi ít thoáng gió. Đôi khi măng bị sâu vòi voi để trứng và phá huỷ
Công dụng
- Thân cây mai dây được dùng làm vật liệu xây dựng, cột nhà, dui, mè, đòn tay, giát giường, giát sàn nhà miền núi, đan lát, ống nước. Măng ăn ngon, nhưng không bằng mai cây và mai ống. Măng thường được ăn tươi, muối chua hoặc làm măng khô dạng “ lưỡi lợn”.
- Do có thành phần cellulose cao (>50%), tế bào sợi khá dài nên thân mai dây có thể dùng trong công nghiệp giấy.
Trọng lượng thân cây tươi:
Phổ biến: đường kính 8-10cm, trọng lượng 25-30kg
Trung bình lớn: đường kính 10-12cm, trọng lượng 30-45kg
Cá biệt: đường kính 14-16cm, trọng lượng 50-80kg
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Tạo giống: Nhân dân vùng Đông Bắc thường trồng mai dây theo 2 cách:
1/ Giống gốc: Chọn cây bánh tẻ dưói 18 tháng tuổi, đường kính 6-10cm, dùng thuổng sắc đánh gốc (thân ngầm), kèm theo đoạn thân khí sinh dài 3-5 lóng, có ít nhất 1-2 mắt tre.
2/ Giống cành chét. Chọn các cành ở thân cây bánh tẻ; dùng dao mỏng thật sắc chặt đứt gốc cành khỏi thân cây mẹ; Chặt bớt ngọn, chỉ lấy đoạn gốc cành dài 30-50cm.
- Chọn vùng trồng: Vùng trồng thích hợp là trung du và miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, ở độ cao 100-600m, độ dốc <200. Vùng Bắc Trung Bộ cũng có thể trồng mai dây, nhưng trừ các huyện miền núi có lượng mưa thấp dưới 1.500mm và chịu ảnh hưởng của gió Lào mạnh.
- Đất trồng: Chọn đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày và ẩm ở sườn đồi, ven nhà, ven mương. Không nên trồng đại trà trên vùng đồi và thường cho kết quả không tốt lắm.
- Thời vụ trồng: trồng vào mùa xuân (tháng 2-4).
- Kỹ thuật trồng:
Nếu trồng bằng giống gốc, phải đào hố trước 1 tháng. Kích thước hố 50x50x50cm. Bón lót 5-10kg phân chuồng hoai/hố. Cự ly hố 5-10m. Khi trồng moi đất trong hố, đặt hom giống nghiêng 40-45o, 2 hàng mắt quay sang hai bên. Lấp đất, lèn chặt, trên phủ cỏ, rác để giữ ẩm. Gặp thời tiết khô phải tuới nước.
Trồng bằng cành chét, nếu phải chuyển giống đi xa hoặc muốn tỷ lệ sống cao, phải qua giai đoạn 1 năm trong vườn ươm mới mang trồng; nếu trồng ngay gần nhà, khi thời tiết thuận lợi có thể đem trồng ngay. Đào rãnh sâu 20-30cm, rộng 30cm, chiều dài tuỳ đoạn cành giống. Đặt hom nghiêng một góc 30-400, đầu ngọn trở lên, mặt cắt cũng hướng lên trên. Lấp đất và nén thật chặt. Trồng ngay bằng giống cành, tỷ lệ sống cũng cao, nhưng thường lâu thành bụi.
- Chăm sóc, bảo vệ: Cần chăm sóc cây trồng trong 4 năm, mỗi năm 1-2 lần. Khi chăm sóc, chú ý phát quang cây xung quanh để cây khỏi bị che bóng; làm cỏ và vun gốc quanh gốc, tốt nhất là đắp bùn ao hoặc bón thêm phân hoai. Chú ý bảo vệ măng mới nhú vì khi đó măng rất ngon, dễ bị trâu bò và các thú rừng phá hoại.
Nếu măng bị sâu vòi voi đẻ trứng, nên chặt bỏ ngay để khỏi lan sang cây khác.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Khai thác mai dây rất thuận tiện vì búi cây thưa, không có gai và cành dưới gốc, nên dễ chặt. Sau khi trồng 4-5 năm là có thể bắt đầu khai thác tre và măng. Theo kinh nghiệm nhân dân có thể chặt chọn hàng năm hoặc cách 2-3 năm chặt một lần. Chú ý chỉ chặt các cây trên 3 tuổi để trong búi luôn tồn tại các cây tuổi 1, tuổi 2 và một số ít tuổi 3.
Nếu định làm nhà, cần chặt vào mùa khô để thân tre có hàm lượng nước thấp và trước khi sử dụng cần ngâm tre trong dòng nước chảy hoặc đắp bùn lên thân tre nếu ngâm trong nước tù. Măng tre nên khai thác vào cuối vụ, khi nhú khỏi mặt đất 20-25cm.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Mai dây là cây trồng quen thuộc của nhân dân vùng Đông Bắc. Cây có nhiều giá trị, lại dễ trồng. Có thể phát triển rộng trong, phong trào trồng vườn, rừng hoặc trồng cây phân tán. Muốn trồng thành rừng phải hết sức thận trọng vì nếu nơi trồng không thích hợp sẽ dễ thất bại. Chú ý nghiên cứu kỹ thuật khai thác và chế biến măng lưỡi lợn từ mai dây để tăng thu nhập cho người trồng.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Danh Minh (2005). Báo cáo chuyên đề: Mô tả một số loài tre thường được lấy măng. Báo cáo đề tài. Phú Thọ (chưa xuất bản); 2. Nguyễn Từ Ưởng và cộng sự (2004). Một số loài tre chủ yếu của Việt Nam, tr: 91-91. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp - Hà Nội (Chưa xuất bản); 3. Academia Sinica (1996). Poales.Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus (1): 155-156. Science Press (Trung văn).
Tên khoa học: Dendrocalamus yunnanicus Hsueh et D. Z. Li,1988
Tên khác: Mạy puốc (Thái), mạy mươi (Tày, Nùng)
Họ: Hoà thảo – Poaceae;
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Đặc điểm hình thái
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thưa. Chiều cao thân 18-25m, đường kính trung bình 8-12cm, cá biệt 12-16cm, ngọn rủ, chiều cao dưới cành 2m; chiều dài lóng 42-52cm, lúc non phủ lông mềm màu trắng dạng lông gai nhỏ, cũng phủ lớp phấn trắng mỏng, bề dày vách 1-2cm; chiều rộng đốt 6mm, phía dưới đốt có một vòng lông nhung màu nâu; Các lóng gốc thường ngắn lại, chiều dài chỉ 5-10cm, khiến thân cong queo. Cành 3, cành chính phát triển. Bẹ mo rụng sớm, chất da mỏng hoặc dày, lườn dọc mặt lưng không rõ, phủ lông gai nhỏ thưa, màu nâu, đầu bẹ mo hẹp và lõm xuống, rộng 3,5-7cm; tai mo nhỏ, dài 5mm, rộng 1mm, trên đó có mấy chiếc lông tua, rụng sớm; lưỡi mo cao 5-8mm, mép xẻ răng nhỏ, phiến mo lật ra ngoài, dài 9-18cm, rộng 3- 9cm, mặt bụng có lông gai nhỏ màu nâu vàng.
Cành nhỏ mang 5-10 lá; bẹ lá phủ lông gai nhỏ màu trắng, sớm rụng, tai lá khuyết, lưỡi lá cao 1,5-2mm, phiến lá dài 25-35cm, rộng 4,5-6,5cm, mặt dưới không lông, gân cấp hai 9-11 đôi, song song.
Cành mang hoa có lá, chiều dài lóng 1,5-3,5cm, một phía phẳng dẹt, toàn bộ phủ dày lông mềm màu nâu xám, mỗi đốt đính 1 đến nhiều bông nhỏ; bông nhỏ dài 1-1,6cm, rộng 5-7mm, màu nâu vàng đầu nhọn, chứa 5-7 hoa nhỏ, lúc chín giữa các hoa nhỏ có thể rời và tự nở; mày ngoài dài 5-9mm, rộng 5-8mm, có nhiều gân (16-20 chiếc), đầu có mũi nhọn nhỏ, chỉ dài 0,2-0,4mm; mày trong dài 4-8mm, lưng có 2 gờ, giữa các gờ có 4 hay 5 gân hay có lúc 2 gân, đầu lõm; chỉ nhị dài 1mm, bao phấn màu vàng, dài 3-4mm, đầu có mũi nhọn nhỏ màu tím; vòi dài 4mm, đầu nhuỵ 1.
Các thông tin khác về thực vật
Vào năm 1988 loài tre này lần đầu tiên được phát hiện và công bố ở huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, giáp với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Loài mai dây cũng lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam vào năm 2004.Về đặc điểm rất giống với loài mai ống và mai cây phổ biến ở Việt Nam, chỉ khác là các lóng gốc của mai dây thường chùn lại và rất ngắn, khiến phần gốc của cây cong queo nên được mang tên mai dây để phân biệt với 2 loài mai trên.
Phân bố
Việt Nam:
Mai dây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, như: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang. Mới gặp mai dây ở dạng trồng trọt.
Thế giới:
Mai dây phân bố ở huyện Hà Khẩu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đặc điểm sinh học
Vùng trồng mai dây có khí hậu mưa mùa nhiệt đới, với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5- tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa bình quân năm 1500-2000mm hay cao hơn nữa; nhiệt độ trung bình năm 22-230, nhiệt độ trung bình cao nhất 27-280C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 18- 200C. Độ cao phân bố của vùng trồng mai dây từ 100 đến 600m so với mặt biển; độ dốc dưới 200.
Mai dây đã được trồng trên các loại đất sau:
Đất vùng đồi núi màu đỏ vàng, vàng đỏ, xám vàng, xám đen, độ dày 50-150cm, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Loại đất này thường phân bố ở chân và sườn đồi vùng trung du của miền Đông Bắc, Việt Nam. Đất phù sa bồi tụ ven sông suối, màu nâu đen hoặc xám đen, tầng đất dày, thoát nước tốt
Mai dây là cây ưa sáng hoàn toàn khi trưởng thành, khi non hơi ưa bóng, nên cần độ tàn che nhẹ trong giai đoạn vườn ươm. Khi mang trồng, nó là cây ưa sáng. Cây phát triển nhanh; sau khi trồng bằng giống gốc, 4 năm là có thể khai thác; nếu dùng giống cành hay thân phải 5-6 năm mới khai thác. Từ khi măng nhú khỏi mặt đất đến khi cây tre định hình khoảng 2-3 tháng.
Chưa gặp hiện tượng khuy hàng loạt ở mai dây. Chúng chỉ ra hoa từng cây, hoặc từng búi. Sau khi ra hoa, cây không tạo thành quả, nên dưới gốc mai dây ra hoa chưa gặp cây con tái sinh từ hạt.
Cũng như mai cây, mai dây ít sâu bệnh. Ở Việt Nam chỉ gặp bệnh “xù lá” khi độ ẩm không khí và trong đất quá cao mà cây lại trồng ở nơi ít thoáng gió. Đôi khi măng bị sâu vòi voi để trứng và phá huỷ
Công dụng
- Thân cây mai dây được dùng làm vật liệu xây dựng, cột nhà, dui, mè, đòn tay, giát giường, giát sàn nhà miền núi, đan lát, ống nước. Măng ăn ngon, nhưng không bằng mai cây và mai ống. Măng thường được ăn tươi, muối chua hoặc làm măng khô dạng “ lưỡi lợn”.
- Do có thành phần cellulose cao (>50%), tế bào sợi khá dài nên thân mai dây có thể dùng trong công nghiệp giấy.
Trọng lượng thân cây tươi:
Phổ biến: đường kính 8-10cm, trọng lượng 25-30kg
Trung bình lớn: đường kính 10-12cm, trọng lượng 30-45kg
Cá biệt: đường kính 14-16cm, trọng lượng 50-80kg
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Tạo giống: Nhân dân vùng Đông Bắc thường trồng mai dây theo 2 cách:
1/ Giống gốc: Chọn cây bánh tẻ dưói 18 tháng tuổi, đường kính 6-10cm, dùng thuổng sắc đánh gốc (thân ngầm), kèm theo đoạn thân khí sinh dài 3-5 lóng, có ít nhất 1-2 mắt tre.
2/ Giống cành chét. Chọn các cành ở thân cây bánh tẻ; dùng dao mỏng thật sắc chặt đứt gốc cành khỏi thân cây mẹ; Chặt bớt ngọn, chỉ lấy đoạn gốc cành dài 30-50cm.
- Chọn vùng trồng: Vùng trồng thích hợp là trung du và miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, ở độ cao 100-600m, độ dốc <200. Vùng Bắc Trung Bộ cũng có thể trồng mai dây, nhưng trừ các huyện miền núi có lượng mưa thấp dưới 1.500mm và chịu ảnh hưởng của gió Lào mạnh.
- Đất trồng: Chọn đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày và ẩm ở sườn đồi, ven nhà, ven mương. Không nên trồng đại trà trên vùng đồi và thường cho kết quả không tốt lắm.
- Thời vụ trồng: trồng vào mùa xuân (tháng 2-4).
- Kỹ thuật trồng:
Nếu trồng bằng giống gốc, phải đào hố trước 1 tháng. Kích thước hố 50x50x50cm. Bón lót 5-10kg phân chuồng hoai/hố. Cự ly hố 5-10m. Khi trồng moi đất trong hố, đặt hom giống nghiêng 40-45o, 2 hàng mắt quay sang hai bên. Lấp đất, lèn chặt, trên phủ cỏ, rác để giữ ẩm. Gặp thời tiết khô phải tuới nước.
Trồng bằng cành chét, nếu phải chuyển giống đi xa hoặc muốn tỷ lệ sống cao, phải qua giai đoạn 1 năm trong vườn ươm mới mang trồng; nếu trồng ngay gần nhà, khi thời tiết thuận lợi có thể đem trồng ngay. Đào rãnh sâu 20-30cm, rộng 30cm, chiều dài tuỳ đoạn cành giống. Đặt hom nghiêng một góc 30-400, đầu ngọn trở lên, mặt cắt cũng hướng lên trên. Lấp đất và nén thật chặt. Trồng ngay bằng giống cành, tỷ lệ sống cũng cao, nhưng thường lâu thành bụi.
- Chăm sóc, bảo vệ: Cần chăm sóc cây trồng trong 4 năm, mỗi năm 1-2 lần. Khi chăm sóc, chú ý phát quang cây xung quanh để cây khỏi bị che bóng; làm cỏ và vun gốc quanh gốc, tốt nhất là đắp bùn ao hoặc bón thêm phân hoai. Chú ý bảo vệ măng mới nhú vì khi đó măng rất ngon, dễ bị trâu bò và các thú rừng phá hoại.
Nếu măng bị sâu vòi voi đẻ trứng, nên chặt bỏ ngay để khỏi lan sang cây khác.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Khai thác mai dây rất thuận tiện vì búi cây thưa, không có gai và cành dưới gốc, nên dễ chặt. Sau khi trồng 4-5 năm là có thể bắt đầu khai thác tre và măng. Theo kinh nghiệm nhân dân có thể chặt chọn hàng năm hoặc cách 2-3 năm chặt một lần. Chú ý chỉ chặt các cây trên 3 tuổi để trong búi luôn tồn tại các cây tuổi 1, tuổi 2 và một số ít tuổi 3.
Nếu định làm nhà, cần chặt vào mùa khô để thân tre có hàm lượng nước thấp và trước khi sử dụng cần ngâm tre trong dòng nước chảy hoặc đắp bùn lên thân tre nếu ngâm trong nước tù. Măng tre nên khai thác vào cuối vụ, khi nhú khỏi mặt đất 20-25cm.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Mai dây là cây trồng quen thuộc của nhân dân vùng Đông Bắc. Cây có nhiều giá trị, lại dễ trồng. Có thể phát triển rộng trong, phong trào trồng vườn, rừng hoặc trồng cây phân tán. Muốn trồng thành rừng phải hết sức thận trọng vì nếu nơi trồng không thích hợp sẽ dễ thất bại. Chú ý nghiên cứu kỹ thuật khai thác và chế biến măng lưỡi lợn từ mai dây để tăng thu nhập cho người trồng.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Danh Minh (2005). Báo cáo chuyên đề: Mô tả một số loài tre thường được lấy măng. Báo cáo đề tài. Phú Thọ (chưa xuất bản); 2. Nguyễn Từ Ưởng và cộng sự (2004). Một số loài tre chủ yếu của Việt Nam, tr: 91-91. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp - Hà Nội (Chưa xuất bản); 3. Academia Sinica (1996). Poales.Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus (1): 155-156. Science Press (Trung văn).