Lộc ngộc
Lộc ngộc
Lộc ngộc
Tên khoa học: Bambusa sp.
Tên khác: Tre nghệ, Tre nghẹ, Tre ngà (Kinh – vùng Đông Bắc)
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Đặc điểm hình thái
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thành bụi lớn, dày đặc tới 30 trong một bụi, cao 15-25m, đường kính lớn, ngọn cong, nhưng thường bị cụt ngọn. Lóng dài 15-25cm, đường kính trung bình 14-16cm, cá biệt 16-18cm, khi non màu xanh đen, có lông nâu, ép sát, khi già màu xanh nhạt nhẵn bóng; mắt cành lớn, rộng 2-3cm; các lóng gốc thường ngắn, phần giữa lóng phình to, hai đầu thót lại; vách dày 3-4cm; đốt có vòng mo nổi rõ, cao 2mm, có 2 vòng lông màu trắng ở trên và dưới vòng mo, mỗi vòng rộng 10-14mm; mắt to rộng 3-4cm, cao 2-3cm. Phân cành sớm, trên mặt đất khoảng 0,5m, có 3 cành chính,các cành thấp có dạng gai, mang nhiều gai cong, rất cứng, dài 5-10cm tạo thành bụi dày đặc; các cành trên mang lá, mọc ngang hay chếch, có gai hay không; trong 3 cành, cành giữa lớn và dài hơn cành trên, đường kính gốc cành chính đến 3cm. Mo thân chất da, tồn tại lâu trên thân; bẹ mo hình thang cân, đáy rộng 30-50cm, cao 20-22cm, đỉnh rộng 8-12cm, tạo thành 2 tai giả cong hình lưỡi hái, cao 2cm, rộng 2cm, gốc bẹ mo mặt ngoài phủ lông cứng màu nâu đen, mặt trong nhẵn, khi non nửa dưới màu xanh xám, nửa trên màu vàng da cam - đỏ nâu; tai mo nối liền với phiến mo, dài 2-3cm, cao 4-8mm, có nhiều lông mi cứng màu xám dài 1cm; lưỡi mo xẻ nông, cao 8-10mm, có lông xám dài 3-5mm, sớm rụng; phiến mo hình trứng - tam giác, đỉnh nhọn, dài 5-8cm, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông cứng màu nâu đen, nhất là phía gốc. Lá 7-9, mặt trên xanh thẫm, dưới xanh nhạt, dài 25x2,5-3cm, lá rộng nhất dài 45cm, rộng 4cm, gân chính 6-8 đôi; tai nhỏ 1mm, có 4-6 lông mi xám trắng sớm rụng; lưỡi mo rất nhỏ, cao 1mm; bẹ lá màu xanh vàng, khi non có lông vàng, mịn, sau nhẵn.
Cụm hoa mọc trên các cành có lá hay không, gồm các cụm bông nhỏ đường kính 2-5cm, mỗi cụm gồm 2-6 bông nhỏ ở mỗi đốt, hình mác dài 3-5cm, rộng 0,5-0,6cm, bị ép ở 2 bên; mỗi bông nhỏ mang 5 hoa, dưới cùng là hoa cái, 3 hoa giữa lưỡng tính, trên cùng là hoa cái hoặc bất thụ; mày lớn và mày nhỏ màu vàng rơm, có mép hồng, không có mày cực nhỏ; nhị 6, bao phấn màu vàng; bầu cao 2mm, nhẵn, vòi ngắn. Quả chưa gặp.
Các thông tin khác về thực vật
Lộc ngộc là loài tre có gai, rất gần với tre gai và là ngà; nhưng lộc ngộc dễ phân biệt với hai loài tre trên ở các đặc điểm sau: thân lộc ngộc có lóng ngắn hơn, lóng phình ở giữa, 2 đầu thắt lại, vách rất dày. Lá lộc ngộc màu xanh lục đậm và rộng hơn lá các loài tre có gai khác. Đặc biệt nhất là 2 đầu bẹ mo của loài nhô cao và cong lại hình lưỡi hái và khi non mo thân có màu vàng nghệ.
Trong các tài liệu về tre nứa trước đây, lộc ngộc được định nhầm tên khoa học là Bambusa arundinacea. Gần đây sau khi thu được tiêu bản đầy đủ của loài, lộc ngộc đã được xác định là loài tre mới vì có cấu tạo thân tre và tai mo rất độc đáo. Đang tiến hành các thủ tục cần thiết để mô tả và công bố chính thức loài tre mới này.
Phân bố
Đây là loài tre đặc hữu hẹp của Việt Nam. Qua điều tra bước đầu, không gặp loài tre này mọc ở đâu ngoài các tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Hầu như tỉnh nào ở vùng này cũng có lộc ngộc phân bố, nhưng thường gặp ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Nhiều tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ như: Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh cũng trồng lộc ngộc. Đồng bằng Bắc Bộ có thể coi là ranh giới phía nam của loài tre này.
Đặc điểm sinh học
Cây ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa với lượng mưa cao. Địa hình đồi núi thấp, bằng phẳng; thường gặp lộc ngộc ở chân đồi, ven khe suối thoát nước tốt.
Cây thường mọc tự nhiên hoặc được trồng rải rác một vài khóm hoặc thànhhàng ở trong vườn nhà hoặc ven chân đồi. Có khi trồng xen kẽ với tre gai, tre là ngà. Mới quan sát và thu thập được hoa của loài này.
Sức sống của lộc ngộc rất mạnh, các đoạn thân tre cắm làm cọc vẫn có khả năng phát triển thành cây tre mới.
Mùa măng vào tháng 6, 10. Tập trung vào tháng 7, 9. Chưa gặp lộc ngộc ra hoa hàng loạt. Thường hoa chỉ xuất hiện ở từng bụi, kéo dài 2-3 năm, sau đó cả bụi bị chết. Nếu lấy cây trong bụi lộc ngộc đang khuy làm giống trồng, các cây tre mới sẽ tiếp tục ra hoa.
Công dụng
Lộc ngộc thường được dùng làm cột nhà, cột điện tạm thời; Đồng bào dân tộc vùng cao dùng thân làm máng dẫn nước; làm cầu qua suối nhỏ, cột vó bè và làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Măng lộc ngộc to, ăn ngon. Lộc ngộc là loài có thân to, vách dày và chắc nhất trong số các loài tre có đường kính thân lớn ở Việt Nam. Đây là nguyên liệu tốt nhất để làm cột nhà, đặc biệt các nhà làm bằng tre.
Trọng lượng thân cây tươi:
Phổ biến: đường kính 10-12cm; trọng lượng 40-50kg/cây.
Trung bình lớn: đường kính 14-16cm; trọng lượng 55-70kg/cây.
Cá biệt: đường kính 16-18cm; trọng lượng 80-120kg/cây.
Trong thân tre tươi chứa cellulose (44,87%), lignin (25,17%), pentosan (16,30%). Độ dài của sợi 2,73mm; tỷ trọng 0,43.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Kỹ thuật gieo trồng lộc ngộc giống như tre gai và tre là ngà đã giới thiệu ở trên. Nhưng khả năng sinh trưởng phát triển của lộc ngộc mạnh hơn các loài tre khác: nhiều thân tre lộc ngộc được cắt rời và chôn xuống đất để thay cột điện và cột điện thoại thường vẫn ra cành lá mới. Ở một số nơi, khi thân lộc ngộc được cắm làm cọc ở các ao, chuôm, đầm nước cũng nảy chồi và mọc thành bụi tre mới.
Đôi khi lộc ngộc cũng được trồng bằng giống cành: Lấy cành có gốc phát triển ở cây bánh tẻ, tốt nhất là 8-12 tháng tuổi; dùng dao thật sắc chặt đứt khỏi thân, tránh không làm dập, xước. Chỉ giữ lại đoạn cành gốc dài 30-40cm, với 3 lóng có mắt cành; chặt bỏ phần ngọn, ươm các cành trên trong vườn ươm bằng cách đào các rãnh trên luống đã chuẩn bị sẵn. Rãnh sâu 20-25cm; đặt các cành theo rãnh, nghiêng một góc 400 rồi lấp đất, lèn chặt và tưới nước.
Trồng bằng cành tỷ lệ sống khá cao, không kém trồng bằng gốc, nhưng lâu thành bụi.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Kỹ thuật khai thác lộc ngộc cũng giống như tre gai và tre là ngà.
Muốn bảo quản lộc ngộc tốt để sử dụng lâu bền, chỉ nên khai thác lộc ngộc trong mùa khô, thời gian đó, thân cây chứa ít nước nên ít bị mối mọt. Thân mang về có thể đóng bè ngâm chỗ nước chảy hoặc ngâm trong ao hồ, nhưng cần đắp bùn. Thời gian ngâm 2-3 tuần đến một tháng, tuỳ yêu cầu sử dụng. Cột nhà làm bằng tre lộc ngộc ngâm có độ bền hàng chục năm.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Lộc ngộc là loài tre đa tác dụng giống như các loài tre gai khác. Đây lại là loài tre đặc hữa hẹp của Việt Nam. Cây chỉ phân bố trong một khu vực, nên cần nghiên cứu để phát triển và bảo vệ loài tre quí này. Trước hết nên khoanh một vùng bảo vệ và cung cấp giống, đồng thời đưa vào trồng trong các vườn thực vật và các vườn sưu tập mẫu tre để bảo tồn và giới thiệu nguồn tài nguyên độc đáo của đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn văn Liên (1981). Khả năng phát triển tre trúc trong nhân dân. Viện Điều Tra Qui Hoạch rừng. Đoàn điều tra IV (Tài liệu đánh máy); 2. Academia Sinica (1996). Poales. Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus 1. Science Press (Trung văn); 3. Dransfield S. and Widjaja E.A.(Editors) (1995). Plant Resources of South–East Asia – Bamboo.7. PROSEA, Bogor Indonesia.
Tên khoa học: Bambusa sp.
Tên khác: Tre nghệ, Tre nghẹ, Tre ngà (Kinh – vùng Đông Bắc)
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Đặc điểm hình thái
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thành bụi lớn, dày đặc tới 30 trong một bụi, cao 15-25m, đường kính lớn, ngọn cong, nhưng thường bị cụt ngọn. Lóng dài 15-25cm, đường kính trung bình 14-16cm, cá biệt 16-18cm, khi non màu xanh đen, có lông nâu, ép sát, khi già màu xanh nhạt nhẵn bóng; mắt cành lớn, rộng 2-3cm; các lóng gốc thường ngắn, phần giữa lóng phình to, hai đầu thót lại; vách dày 3-4cm; đốt có vòng mo nổi rõ, cao 2mm, có 2 vòng lông màu trắng ở trên và dưới vòng mo, mỗi vòng rộng 10-14mm; mắt to rộng 3-4cm, cao 2-3cm. Phân cành sớm, trên mặt đất khoảng 0,5m, có 3 cành chính,các cành thấp có dạng gai, mang nhiều gai cong, rất cứng, dài 5-10cm tạo thành bụi dày đặc; các cành trên mang lá, mọc ngang hay chếch, có gai hay không; trong 3 cành, cành giữa lớn và dài hơn cành trên, đường kính gốc cành chính đến 3cm. Mo thân chất da, tồn tại lâu trên thân; bẹ mo hình thang cân, đáy rộng 30-50cm, cao 20-22cm, đỉnh rộng 8-12cm, tạo thành 2 tai giả cong hình lưỡi hái, cao 2cm, rộng 2cm, gốc bẹ mo mặt ngoài phủ lông cứng màu nâu đen, mặt trong nhẵn, khi non nửa dưới màu xanh xám, nửa trên màu vàng da cam - đỏ nâu; tai mo nối liền với phiến mo, dài 2-3cm, cao 4-8mm, có nhiều lông mi cứng màu xám dài 1cm; lưỡi mo xẻ nông, cao 8-10mm, có lông xám dài 3-5mm, sớm rụng; phiến mo hình trứng - tam giác, đỉnh nhọn, dài 5-8cm, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông cứng màu nâu đen, nhất là phía gốc. Lá 7-9, mặt trên xanh thẫm, dưới xanh nhạt, dài 25x2,5-3cm, lá rộng nhất dài 45cm, rộng 4cm, gân chính 6-8 đôi; tai nhỏ 1mm, có 4-6 lông mi xám trắng sớm rụng; lưỡi mo rất nhỏ, cao 1mm; bẹ lá màu xanh vàng, khi non có lông vàng, mịn, sau nhẵn.
Cụm hoa mọc trên các cành có lá hay không, gồm các cụm bông nhỏ đường kính 2-5cm, mỗi cụm gồm 2-6 bông nhỏ ở mỗi đốt, hình mác dài 3-5cm, rộng 0,5-0,6cm, bị ép ở 2 bên; mỗi bông nhỏ mang 5 hoa, dưới cùng là hoa cái, 3 hoa giữa lưỡng tính, trên cùng là hoa cái hoặc bất thụ; mày lớn và mày nhỏ màu vàng rơm, có mép hồng, không có mày cực nhỏ; nhị 6, bao phấn màu vàng; bầu cao 2mm, nhẵn, vòi ngắn. Quả chưa gặp.
Các thông tin khác về thực vật
Lộc ngộc là loài tre có gai, rất gần với tre gai và là ngà; nhưng lộc ngộc dễ phân biệt với hai loài tre trên ở các đặc điểm sau: thân lộc ngộc có lóng ngắn hơn, lóng phình ở giữa, 2 đầu thắt lại, vách rất dày. Lá lộc ngộc màu xanh lục đậm và rộng hơn lá các loài tre có gai khác. Đặc biệt nhất là 2 đầu bẹ mo của loài nhô cao và cong lại hình lưỡi hái và khi non mo thân có màu vàng nghệ.
Trong các tài liệu về tre nứa trước đây, lộc ngộc được định nhầm tên khoa học là Bambusa arundinacea. Gần đây sau khi thu được tiêu bản đầy đủ của loài, lộc ngộc đã được xác định là loài tre mới vì có cấu tạo thân tre và tai mo rất độc đáo. Đang tiến hành các thủ tục cần thiết để mô tả và công bố chính thức loài tre mới này.
Phân bố
Đây là loài tre đặc hữu hẹp của Việt Nam. Qua điều tra bước đầu, không gặp loài tre này mọc ở đâu ngoài các tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Hầu như tỉnh nào ở vùng này cũng có lộc ngộc phân bố, nhưng thường gặp ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Nhiều tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ như: Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh cũng trồng lộc ngộc. Đồng bằng Bắc Bộ có thể coi là ranh giới phía nam của loài tre này.
Đặc điểm sinh học
Cây ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa với lượng mưa cao. Địa hình đồi núi thấp, bằng phẳng; thường gặp lộc ngộc ở chân đồi, ven khe suối thoát nước tốt.
Cây thường mọc tự nhiên hoặc được trồng rải rác một vài khóm hoặc thànhhàng ở trong vườn nhà hoặc ven chân đồi. Có khi trồng xen kẽ với tre gai, tre là ngà. Mới quan sát và thu thập được hoa của loài này.
Sức sống của lộc ngộc rất mạnh, các đoạn thân tre cắm làm cọc vẫn có khả năng phát triển thành cây tre mới.
Mùa măng vào tháng 6, 10. Tập trung vào tháng 7, 9. Chưa gặp lộc ngộc ra hoa hàng loạt. Thường hoa chỉ xuất hiện ở từng bụi, kéo dài 2-3 năm, sau đó cả bụi bị chết. Nếu lấy cây trong bụi lộc ngộc đang khuy làm giống trồng, các cây tre mới sẽ tiếp tục ra hoa.
Công dụng
Lộc ngộc thường được dùng làm cột nhà, cột điện tạm thời; Đồng bào dân tộc vùng cao dùng thân làm máng dẫn nước; làm cầu qua suối nhỏ, cột vó bè và làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Măng lộc ngộc to, ăn ngon. Lộc ngộc là loài có thân to, vách dày và chắc nhất trong số các loài tre có đường kính thân lớn ở Việt Nam. Đây là nguyên liệu tốt nhất để làm cột nhà, đặc biệt các nhà làm bằng tre.
Trọng lượng thân cây tươi:
Phổ biến: đường kính 10-12cm; trọng lượng 40-50kg/cây.
Trung bình lớn: đường kính 14-16cm; trọng lượng 55-70kg/cây.
Cá biệt: đường kính 16-18cm; trọng lượng 80-120kg/cây.
Trong thân tre tươi chứa cellulose (44,87%), lignin (25,17%), pentosan (16,30%). Độ dài của sợi 2,73mm; tỷ trọng 0,43.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Kỹ thuật gieo trồng lộc ngộc giống như tre gai và tre là ngà đã giới thiệu ở trên. Nhưng khả năng sinh trưởng phát triển của lộc ngộc mạnh hơn các loài tre khác: nhiều thân tre lộc ngộc được cắt rời và chôn xuống đất để thay cột điện và cột điện thoại thường vẫn ra cành lá mới. Ở một số nơi, khi thân lộc ngộc được cắm làm cọc ở các ao, chuôm, đầm nước cũng nảy chồi và mọc thành bụi tre mới.
Đôi khi lộc ngộc cũng được trồng bằng giống cành: Lấy cành có gốc phát triển ở cây bánh tẻ, tốt nhất là 8-12 tháng tuổi; dùng dao thật sắc chặt đứt khỏi thân, tránh không làm dập, xước. Chỉ giữ lại đoạn cành gốc dài 30-40cm, với 3 lóng có mắt cành; chặt bỏ phần ngọn, ươm các cành trên trong vườn ươm bằng cách đào các rãnh trên luống đã chuẩn bị sẵn. Rãnh sâu 20-25cm; đặt các cành theo rãnh, nghiêng một góc 400 rồi lấp đất, lèn chặt và tưới nước.
Trồng bằng cành tỷ lệ sống khá cao, không kém trồng bằng gốc, nhưng lâu thành bụi.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Kỹ thuật khai thác lộc ngộc cũng giống như tre gai và tre là ngà.
Muốn bảo quản lộc ngộc tốt để sử dụng lâu bền, chỉ nên khai thác lộc ngộc trong mùa khô, thời gian đó, thân cây chứa ít nước nên ít bị mối mọt. Thân mang về có thể đóng bè ngâm chỗ nước chảy hoặc ngâm trong ao hồ, nhưng cần đắp bùn. Thời gian ngâm 2-3 tuần đến một tháng, tuỳ yêu cầu sử dụng. Cột nhà làm bằng tre lộc ngộc ngâm có độ bền hàng chục năm.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Lộc ngộc là loài tre đa tác dụng giống như các loài tre gai khác. Đây lại là loài tre đặc hữa hẹp của Việt Nam. Cây chỉ phân bố trong một khu vực, nên cần nghiên cứu để phát triển và bảo vệ loài tre quí này. Trước hết nên khoanh một vùng bảo vệ và cung cấp giống, đồng thời đưa vào trồng trong các vườn thực vật và các vườn sưu tập mẫu tre để bảo tồn và giới thiệu nguồn tài nguyên độc đáo của đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn văn Liên (1981). Khả năng phát triển tre trúc trong nhân dân. Viện Điều Tra Qui Hoạch rừng. Đoàn điều tra IV (Tài liệu đánh máy); 2. Academia Sinica (1996). Poales. Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus 1. Science Press (Trung văn); 3. Dransfield S. and Widjaja E.A.(Editors) (1995). Plant Resources of South–East Asia – Bamboo.7. PROSEA, Bogor Indonesia.