Là ngà
Là ngà
Là ngà
Tên khoa học: Bambusa bambos (L.) Voss. 1896
Tên đồng nghĩa: Arundo bambos L.1753; A. maxima Lour.,1790; Bambusa arundinacea (Retzius) Wild.1797; B. spinosa var. spinosa A. Camus, 1913
Tên khác: Tre gai rừng, lộc ngộc thái lan, mạy phai, (Thái, Lào)
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Hình thái
Cây mọc thành bụi có gai dày đặc. Thân thẳng, cao tới 30m, đường kính 15-18cm; vách rất dày; lóng dài 20-40cm, màu xanh nhạt; đốt hơi phồng, những đốt phía gốc có rễ khí sinh. Cành phát triển ngay từ gốc, các cành phía dưới vươn dài, có dạng gai và mang nhiều gai cong, tạo thành một búi tre dày đặc, không thể đi qua được; các cành phía trên mang lá, nằm ngang hay hơi chếch và có nhiều gai nhỏ hoặc không gai. Các gai thường tập hợp 3 cái một. Bẹ mo dài 15-35cm, rộng 18-30cm, chất da, đỉnh gấp nếp, có lông nâu khi non, nhẵn khi già, sớm rụng khi các cành xuất hiện; thìa lìa dính liền với đầu bẹ mo, cao 2mm, có lông mi xám; phiến mo lật ra ngoài, bền, ngắn hơn bẹ mo, hình tam giác, đáy men theo đầu bẹ mo và nhăn nheo, nối liền với tai mo. Chỉ phần nhăn nheo là có lông mềm màu nâu. Lá hình mác - hình đường, kích thước 6-22x1-3cm, nhẵn, mặt dưới màu lục nhạt; thìa lìa ngắn, nguyên, tai lá nhỏ, mép có vài sợi lông mi cứng.
Cụm hoa đầu tiên mọc ở ngọn các cành có lá, sau tập hợp thành các chùm nhỏ với nhiều bông nhỏ ở lóng các cành không mang lá. Bông nhỏ hình mác, dài khoảng 2cm, với 2 mày trống, 3-7 hoa hữu thụ (những hoa ở gốc lưỡng tính, hoa phía trên là hoa đực) và 1-3 hoa bất thụ.
Quả dĩnh hình bầu dục, dài 4-8mm.
Các thông tin khác về thực vật
Tre là ngà khác với tre gai và tre là ngà bắc ở các đặc điểm: tai của nó không rõ, chỉ là phần men dài của phiến mo trên đầu bẹ mo và không có lông mi, còn tai mo của 2 loài tre sau rất rõ, nằm ở đầu bẹ mo và không dính với phiến mo, mép có lông mi cứng và dài.
Một loài trong Bộ sưu tập tre của Trung tâm thực nghiệm Cầu Hai (Phú Thọ) được trồng từ hạt lấy ở Thái Lan và mang tên “lộc ngộc thái lan”, chính là loài tre là ngà – Bambusa bambos (L.) Voss.
Phân bố
Việt Nam:
Tre là ngà phân bố từ Quảng Nam trở vào. Tập trung nhất là ở ven các sông vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng) và Đông Nam Bộ, (Đồng Nai, Bình Long, Bình Phước), đặc biệt mọc dày đặc ở ven sông Đồng Nai và quanh các bàu nước của VQG Cát Tiên. Tại tỉnh Đồng Nai có con sông mang tên loài tre này, sông “Là ngà”. Tre là ngà cũng đã được trồng ở Vườn tre thuộc Trung tâm thực nghiệm Cầu Hai (tỉnh Phú Thọ).
Thế giới:
Cây phân bố phổ biến ở các nước vùng Nam và Đông Nam Á, tập trung nhất ở các nước Đông Dương, Thái Lan và miền Nam Trung Quốc.
Đặc điểm sinh học
Đây là loài tre ưa sáng và ẩm, nên thường phân bố ven các sông suối và quanh các đầm hồ tự nhiên ở vùng nhiệt đới. Độ cao phân bố của cây không quá 800m, thích hợp nhất ở 50-400m so với mặt biển. Tre là ngà cũng không chịu được lạnh nên không gặp ở các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên-Huế trở ra. Trong các kiểu rừng kín thường xanh không gặp loài này vì nó không chịu được bóng, nhưng cũng ít gặp trong rừng thưa rụng lá vì nó không chịu được khô hạn. Kiểu rừng thường gặp tre là ngà là rừng nửa rụng lá với loài bàng lăng ưu thế. Cũng như tre gai, tre là ngà chịu ngập nước trong một giai đoạn dài nên nó tồn tại được ở các vùng lũ và vùng bị ngập mùa. Các rặng tre là ngà ven sông Đồng Nai và quanh các bầu nước của VQG Cát Tiên thể hiện rõ đặc điểm chịu ngập của loài tre này. Đất phù sa và đất bồi tụ ven sông suối, dưới chân núi, với tầng đất sâu dày, độ ẩm cao rất thích hợp với loài tre là ngà.
Cây có hiện tượng khuy, ra hoa, kết hạt và chết cả bụi cây. Năm 2001-2003, các rặng tre la ngà ven sông Đồng Nai bị khuy và chết hàng loạt. Chu kỳ khuy khoảng 30 năm (giao động từ 16-45 năm, tuỳ từng vùng). Sau khi khuy, nếu bảo vệ đất rừng tốt, không bị lửa rừng và không thay đổi mục đích sử dụng, rừng tre la ngà tái sinh từ hạt sẽ phục hồi nhanh chóng.
Công dụng
Đây là loài tre đa tác dụng. Măng tre để ăn, lá làm thức ăn gia súc, hạt tre khuy để chống đói, thân dùng xây dựng nhà cửa và làm các đồ gia dụng. Tre là ngà còn được trồng để chắn gió, chắn sóng, chống xói lở bờ nước. Trong xây dựng là ngà là loài tre được ưa chuộng nhất vì thân tre rất khoẻ và bền. Một số nơi thân còn được dùng làm bè mảng để chở gỗ theo đường thuỷ. Gần đây, là ngà được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy. Thân non có phủ lớp sáp trắng dày (tới 0,25% trọng lượng thân). Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để làm xi đánh giày, và sản xuất giấy carbon ở Ấn Độ. Lá tre được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước.
Một số đặc tính của thân tre:
Kích thước sợi: chiều dài 1,73-2,52mm, đường kính 16,34-22,0mm, đường kính khoang 4,93-7,44mm, chiều dày vách 5,37-8,0mm.
Tỉ trọng của thân tươi (độ ẩm 104,1%): 438kg/m3.
Thành phần hoá học: holocellulose: 58- 67%, pentosan: 20%, lignin 22-30%, tro 3-5%, silic: 3- 4%.
Trong 100 gram măng (phần ăn được) có chứa: 87-88g nước, 3,9-4,4g protein, 0,5g chất béo, 5,5g hydrat cacbon,1g chất sơ, 1g tro, 20-24mg Ca, 40-65mg P,0,1-0,4mg sắt, 76 IU vitamine A, 0,16mg vitamin B1, 0,05mg vitamine B2, 0,3-0,5mg vitamine C. Giá trị nhiệt lượng khoảng 185kJ/100g. Tuy vậy, trong măng tươi còn chứa 0,03% HCN, là một chất độc, nhưng nó sẽ bị loại trừ sau khi luộc kỹ.
Thành phần hoá học trong 100g lá khô: 19% protein, 24% chất xơ, 12% tro, 41% N tự do, 56mg Ca và 170mg P.
Thành phần hoá học của hạt (quả dĩnh): 8g nước, 13,5g protein, 73g hydrat carbon, 1g chất xơ,0,4g chất béo,1,7g chất tro, 87mg Ca, 163mg P. Trọng lượng 1000 hạt tre là ngà nặng khoảng 11,6g.
Do cây chịu được ngập lâu ngày nên là ngà được coi là loài tre chống xói lở ven sông, hồ tốt nhất, còn hơn cả loài tre gai (Bambusa blumeana). Gốc bụi tre là ngà luôn luôn có những cành mang gai cứng dày đặc bao phủ, nên tre là ngà cũng là cây tốt nhất khi trồng làm hàng rào để bảo vệ đặc biệt là chống thú rừng.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Tre là ngà đã được gieo trồng bằng hạt, thân ngầm hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Ở Việt Nam, vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp trồng tre truyền thống bằng thân ngầm. Theo kinh nghiệm nhân dân nếu muốn có tỷ lệ sống cao phải lấy phần thân ngầm cộng với đoạn thân tre khoảng 1-1,5m. Mùa trồng tháng 4-5, vào đầu mùa mưa. Gốc trồng phải lấy ở cây bánh tẻ 1-2 tuổi. Sau khi lấp kín cổ thân ngầm cần dậm đất thật chặt và dùng bùn bịt chỗ cắt của thân để tránh mất nước và nhiễm bệnh.
Ở một số nước Đông Nam Á đã trồng là ngà bằng hạt hoặc bằng hom thân. Hạt lấy về gieo luôn. Sau khi gieo 5-10 ngày hạt nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm trên 80%. Hạt có thể cất trữ trong 6 tháng nếu được giữ ở nhiệt độ 50C. hoặc giữ khô trong bình kín với Clorua canci (CaCl2) ở nhiệt độ bình thường. Hạt nếu không được giữ ở điều kiện lạnh và khô sẽ hoàn toàn mất khả năng nảy mầm sau 3 tháng.
Muốn trồng là ngà trên qui mô lớn phải nhân giống bằng hạt. Tuy chu kỳ khuy khá dài, nhưng vẫn có thể dễ dàng tìm được hạt tre từ các cây hoặc các bụi tre la ngà ra hoa, kết hạt vào mùa khô. Hạt được gieo trong vườn ươm khoảng 2 năm trước khi đem trồng. Nên dùng túi bầu có kích thước lớn 18x40cm. để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất. Cự ly trồng thường là 6x6m.
Trồng bằng hom thân, phải cắt các đoạn có 1-3 đốt và đặt nằm ngang. Tốt nhất là xử lý bằng các chất kích thích ra rễ như coumarine, naphtalen, acetic acid hay acid boric. Ở Ân Độ đã áp dụng phương pháp nuôi cấy mô và đạt được kết quả bước đầu.
Chăm sóc: Với các rặng tre là ngà trồng quanh vườn, quanh nhà trường ít đòi hỏi công chăm sóc so với trồng trên diện tích lớn. Trước khi trồng nên bón phân hữu cơ với lượng 10kg/cây để giúp cho cây sinh trưởng tốt. Sau đó bón phân đạm để cho cây mọc nhanh và tăng sinh khối. Cây mạ cần được tưới nước trong giai đoạn đầu, nhất là trong mùa khô. Loài tre này khi lớn rất khó chăm sóc vì gai dưới gốc rất nhiều, nên cần phải chặt bớt gai ở độ cao dưới 2m. Sau khi rừng bị khuy cần phải phát quang, tránh lửa rừng và gia súc để tạo điều kiện cho rừng tre tái sinh từ hạt phục hồi.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Rất khó khai thác loài tre là ngà vì gốc các bụi tre được bao bọc bởi nhiều lớp cành có gai dày đặc, rất khó xâm nhập. Vì vậy trước khi khai thác thân tre phải chặt và dọn hết các cành gai ở gốc các bụi là ngà.
Để làm vật liệu xây dựng, thường khai thác các thân tre 3-4 tuổi. Kinh nghiệm của đồng bào ta, thường chặt cây cách mặt đất 20-30cm, nhưng theo kinh nghiệm các nước nên chặt cao 2m trên mặt đất. Cần nghiên cứu để so sánh tính ưu việt của 2 phương pháp khai thác này. Nên tiến hành khai thác vào mùa khô lạnh và sau mùa sinh trưởng để tránh ảnh hưởng đến măng và thân non.
Nếu chặt trắng toàn bộ búi thì dễ thao tác, nhưng lại ảnh hưởng đến tái sinh măng và thân tre của vụ sau. Cây mọc lại sẽ nhỏ hơn và phải 3-5 năm sau mới có thể đạt được kích thước của các thân tre trước khi chặt. Chu kỳ khai thác trắng là 5-12 năm. Vì vậy trong thực tiễn, người ta thường áp dụng kỹ thuật chặt chọn khi khai thác để đảm bảo tái sinh tốt cho bụi tre. Tốt nhất là chặt các thân tre hơn 2 năm tuổi và chừa lại đoạn trên mặt đất 15-30cm, nên để 1/2 số thân trong bụi, tối thiểu 8-10 thân. Không đánh gốc để trồng từ các bụi này. Việc chặt trắng chỉ áp dụng khi khóm tre bị khuy.
Năng suất: Ở Ấn Độ, mỗi năm trung bình rừng tre là ngà cho 5 tấn/ha. Tuy vậy, năng suất tre cũng có thể giao động từ 2,5- 36 tấn/ha. Ở Thái lan rừng tre là ngà cho khoảng 5.000-8.000 thân tre/ha/năm.
Xử lý sau thu hoạch: Kinh nghiệm xử lý tre phổ biến các nước vùng Đông Nam Á, là dùng các biện pháp: hun khói (gác bếp) hoặc ngâm nước để tăng độ bền của thân tre. Nếu dùng hoá chất ngâm tẩm thì độ bền sẽ tăng nhiều. Để chống côn trùng dùng methyl bromit; quét dung dịch ĐT 5%, gamma BHC nồng độ 0,5% hay điedrin nồng độ 0,5% sẽ phòng chống được các loại sâu đục thân (Dinoderus brevis, D. minutus, và D. ocellaris).
Ở Ấn Độ đã xử lý bằng cách ngâm cả thân cây tre tươi trong dung dịch lindane 1% hay hỗn hợp acid boric – borax (tỉ lệ 1:2). Độ bền thân tre sẽ được tăng lên, đặc biệt đối với các thân tre có tiếp xúc với đất nên ngâm trong dung dịch sulphat đồng trong 7 ngày.
Về giá trị kinh tế, thân là ngà thường được chia làm 3 loại: Loại 1: thân dài 9m hay hơn; loại 2: thân dài 6-9m; loại 3: dưới 6m.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Là ngà là loài tre phổ biến và có nhiều công dụng của nước ta. Tới nay loài tre này chưa được trồng trên qui mô lớn. Vì vậy cần phát triển gây trồng ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam trở vào, đặc biệt ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nên trồng là ngà thành nhiều hàng ở ven sông suối để vừa dễ khai thác, vừa bảo vệ bờ sông chống xói lở.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ huy Bích và cộng sự (2003). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. T. II: 1010-1014. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội; 2. Hoàng Hòe (Chủ biên) (1994). Tre gai. Kỹ thuật trồng một số loại cây rừng. Tr. 221-225. Vụ Khoa học Công Nghệ, Bộ Lâm Nghiệp. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 3. Academia Sinica (1996). Poales. Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus (1). Science Press.(Trung văn); 4. Dransfield S. and Widjaja E.A. (1995). Plant Resources of South – East Asia - Bamboo. 7: 56-60. Bogor Indonesia.
Tên khoa học: Bambusa bambos (L.) Voss. 1896
Tên đồng nghĩa: Arundo bambos L.1753; A. maxima Lour.,1790; Bambusa arundinacea (Retzius) Wild.1797; B. spinosa var. spinosa A. Camus, 1913
Tên khác: Tre gai rừng, lộc ngộc thái lan, mạy phai, (Thái, Lào)
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Hình thái
Cây mọc thành bụi có gai dày đặc. Thân thẳng, cao tới 30m, đường kính 15-18cm; vách rất dày; lóng dài 20-40cm, màu xanh nhạt; đốt hơi phồng, những đốt phía gốc có rễ khí sinh. Cành phát triển ngay từ gốc, các cành phía dưới vươn dài, có dạng gai và mang nhiều gai cong, tạo thành một búi tre dày đặc, không thể đi qua được; các cành phía trên mang lá, nằm ngang hay hơi chếch và có nhiều gai nhỏ hoặc không gai. Các gai thường tập hợp 3 cái một. Bẹ mo dài 15-35cm, rộng 18-30cm, chất da, đỉnh gấp nếp, có lông nâu khi non, nhẵn khi già, sớm rụng khi các cành xuất hiện; thìa lìa dính liền với đầu bẹ mo, cao 2mm, có lông mi xám; phiến mo lật ra ngoài, bền, ngắn hơn bẹ mo, hình tam giác, đáy men theo đầu bẹ mo và nhăn nheo, nối liền với tai mo. Chỉ phần nhăn nheo là có lông mềm màu nâu. Lá hình mác - hình đường, kích thước 6-22x1-3cm, nhẵn, mặt dưới màu lục nhạt; thìa lìa ngắn, nguyên, tai lá nhỏ, mép có vài sợi lông mi cứng.
Cụm hoa đầu tiên mọc ở ngọn các cành có lá, sau tập hợp thành các chùm nhỏ với nhiều bông nhỏ ở lóng các cành không mang lá. Bông nhỏ hình mác, dài khoảng 2cm, với 2 mày trống, 3-7 hoa hữu thụ (những hoa ở gốc lưỡng tính, hoa phía trên là hoa đực) và 1-3 hoa bất thụ.
Quả dĩnh hình bầu dục, dài 4-8mm.
Các thông tin khác về thực vật
Tre là ngà khác với tre gai và tre là ngà bắc ở các đặc điểm: tai của nó không rõ, chỉ là phần men dài của phiến mo trên đầu bẹ mo và không có lông mi, còn tai mo của 2 loài tre sau rất rõ, nằm ở đầu bẹ mo và không dính với phiến mo, mép có lông mi cứng và dài.
Một loài trong Bộ sưu tập tre của Trung tâm thực nghiệm Cầu Hai (Phú Thọ) được trồng từ hạt lấy ở Thái Lan và mang tên “lộc ngộc thái lan”, chính là loài tre là ngà – Bambusa bambos (L.) Voss.
Phân bố
Việt Nam:
Tre là ngà phân bố từ Quảng Nam trở vào. Tập trung nhất là ở ven các sông vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng) và Đông Nam Bộ, (Đồng Nai, Bình Long, Bình Phước), đặc biệt mọc dày đặc ở ven sông Đồng Nai và quanh các bàu nước của VQG Cát Tiên. Tại tỉnh Đồng Nai có con sông mang tên loài tre này, sông “Là ngà”. Tre là ngà cũng đã được trồng ở Vườn tre thuộc Trung tâm thực nghiệm Cầu Hai (tỉnh Phú Thọ).
Thế giới:
Cây phân bố phổ biến ở các nước vùng Nam và Đông Nam Á, tập trung nhất ở các nước Đông Dương, Thái Lan và miền Nam Trung Quốc.
Đặc điểm sinh học
Đây là loài tre ưa sáng và ẩm, nên thường phân bố ven các sông suối và quanh các đầm hồ tự nhiên ở vùng nhiệt đới. Độ cao phân bố của cây không quá 800m, thích hợp nhất ở 50-400m so với mặt biển. Tre là ngà cũng không chịu được lạnh nên không gặp ở các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên-Huế trở ra. Trong các kiểu rừng kín thường xanh không gặp loài này vì nó không chịu được bóng, nhưng cũng ít gặp trong rừng thưa rụng lá vì nó không chịu được khô hạn. Kiểu rừng thường gặp tre là ngà là rừng nửa rụng lá với loài bàng lăng ưu thế. Cũng như tre gai, tre là ngà chịu ngập nước trong một giai đoạn dài nên nó tồn tại được ở các vùng lũ và vùng bị ngập mùa. Các rặng tre là ngà ven sông Đồng Nai và quanh các bầu nước của VQG Cát Tiên thể hiện rõ đặc điểm chịu ngập của loài tre này. Đất phù sa và đất bồi tụ ven sông suối, dưới chân núi, với tầng đất sâu dày, độ ẩm cao rất thích hợp với loài tre là ngà.
Cây có hiện tượng khuy, ra hoa, kết hạt và chết cả bụi cây. Năm 2001-2003, các rặng tre la ngà ven sông Đồng Nai bị khuy và chết hàng loạt. Chu kỳ khuy khoảng 30 năm (giao động từ 16-45 năm, tuỳ từng vùng). Sau khi khuy, nếu bảo vệ đất rừng tốt, không bị lửa rừng và không thay đổi mục đích sử dụng, rừng tre la ngà tái sinh từ hạt sẽ phục hồi nhanh chóng.
Công dụng
Đây là loài tre đa tác dụng. Măng tre để ăn, lá làm thức ăn gia súc, hạt tre khuy để chống đói, thân dùng xây dựng nhà cửa và làm các đồ gia dụng. Tre là ngà còn được trồng để chắn gió, chắn sóng, chống xói lở bờ nước. Trong xây dựng là ngà là loài tre được ưa chuộng nhất vì thân tre rất khoẻ và bền. Một số nơi thân còn được dùng làm bè mảng để chở gỗ theo đường thuỷ. Gần đây, là ngà được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy. Thân non có phủ lớp sáp trắng dày (tới 0,25% trọng lượng thân). Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để làm xi đánh giày, và sản xuất giấy carbon ở Ấn Độ. Lá tre được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước.
Một số đặc tính của thân tre:
Kích thước sợi: chiều dài 1,73-2,52mm, đường kính 16,34-22,0mm, đường kính khoang 4,93-7,44mm, chiều dày vách 5,37-8,0mm.
Tỉ trọng của thân tươi (độ ẩm 104,1%): 438kg/m3.
Thành phần hoá học: holocellulose: 58- 67%, pentosan: 20%, lignin 22-30%, tro 3-5%, silic: 3- 4%.
Trong 100 gram măng (phần ăn được) có chứa: 87-88g nước, 3,9-4,4g protein, 0,5g chất béo, 5,5g hydrat cacbon,1g chất sơ, 1g tro, 20-24mg Ca, 40-65mg P,0,1-0,4mg sắt, 76 IU vitamine A, 0,16mg vitamin B1, 0,05mg vitamine B2, 0,3-0,5mg vitamine C. Giá trị nhiệt lượng khoảng 185kJ/100g. Tuy vậy, trong măng tươi còn chứa 0,03% HCN, là một chất độc, nhưng nó sẽ bị loại trừ sau khi luộc kỹ.
Thành phần hoá học trong 100g lá khô: 19% protein, 24% chất xơ, 12% tro, 41% N tự do, 56mg Ca và 170mg P.
Thành phần hoá học của hạt (quả dĩnh): 8g nước, 13,5g protein, 73g hydrat carbon, 1g chất xơ,0,4g chất béo,1,7g chất tro, 87mg Ca, 163mg P. Trọng lượng 1000 hạt tre là ngà nặng khoảng 11,6g.
Do cây chịu được ngập lâu ngày nên là ngà được coi là loài tre chống xói lở ven sông, hồ tốt nhất, còn hơn cả loài tre gai (Bambusa blumeana). Gốc bụi tre là ngà luôn luôn có những cành mang gai cứng dày đặc bao phủ, nên tre là ngà cũng là cây tốt nhất khi trồng làm hàng rào để bảo vệ đặc biệt là chống thú rừng.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Tre là ngà đã được gieo trồng bằng hạt, thân ngầm hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Ở Việt Nam, vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp trồng tre truyền thống bằng thân ngầm. Theo kinh nghiệm nhân dân nếu muốn có tỷ lệ sống cao phải lấy phần thân ngầm cộng với đoạn thân tre khoảng 1-1,5m. Mùa trồng tháng 4-5, vào đầu mùa mưa. Gốc trồng phải lấy ở cây bánh tẻ 1-2 tuổi. Sau khi lấp kín cổ thân ngầm cần dậm đất thật chặt và dùng bùn bịt chỗ cắt của thân để tránh mất nước và nhiễm bệnh.
Ở một số nước Đông Nam Á đã trồng là ngà bằng hạt hoặc bằng hom thân. Hạt lấy về gieo luôn. Sau khi gieo 5-10 ngày hạt nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm trên 80%. Hạt có thể cất trữ trong 6 tháng nếu được giữ ở nhiệt độ 50C. hoặc giữ khô trong bình kín với Clorua canci (CaCl2) ở nhiệt độ bình thường. Hạt nếu không được giữ ở điều kiện lạnh và khô sẽ hoàn toàn mất khả năng nảy mầm sau 3 tháng.
Muốn trồng là ngà trên qui mô lớn phải nhân giống bằng hạt. Tuy chu kỳ khuy khá dài, nhưng vẫn có thể dễ dàng tìm được hạt tre từ các cây hoặc các bụi tre la ngà ra hoa, kết hạt vào mùa khô. Hạt được gieo trong vườn ươm khoảng 2 năm trước khi đem trồng. Nên dùng túi bầu có kích thước lớn 18x40cm. để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất. Cự ly trồng thường là 6x6m.
Trồng bằng hom thân, phải cắt các đoạn có 1-3 đốt và đặt nằm ngang. Tốt nhất là xử lý bằng các chất kích thích ra rễ như coumarine, naphtalen, acetic acid hay acid boric. Ở Ân Độ đã áp dụng phương pháp nuôi cấy mô và đạt được kết quả bước đầu.
Chăm sóc: Với các rặng tre là ngà trồng quanh vườn, quanh nhà trường ít đòi hỏi công chăm sóc so với trồng trên diện tích lớn. Trước khi trồng nên bón phân hữu cơ với lượng 10kg/cây để giúp cho cây sinh trưởng tốt. Sau đó bón phân đạm để cho cây mọc nhanh và tăng sinh khối. Cây mạ cần được tưới nước trong giai đoạn đầu, nhất là trong mùa khô. Loài tre này khi lớn rất khó chăm sóc vì gai dưới gốc rất nhiều, nên cần phải chặt bớt gai ở độ cao dưới 2m. Sau khi rừng bị khuy cần phải phát quang, tránh lửa rừng và gia súc để tạo điều kiện cho rừng tre tái sinh từ hạt phục hồi.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Rất khó khai thác loài tre là ngà vì gốc các bụi tre được bao bọc bởi nhiều lớp cành có gai dày đặc, rất khó xâm nhập. Vì vậy trước khi khai thác thân tre phải chặt và dọn hết các cành gai ở gốc các bụi là ngà.
Để làm vật liệu xây dựng, thường khai thác các thân tre 3-4 tuổi. Kinh nghiệm của đồng bào ta, thường chặt cây cách mặt đất 20-30cm, nhưng theo kinh nghiệm các nước nên chặt cao 2m trên mặt đất. Cần nghiên cứu để so sánh tính ưu việt của 2 phương pháp khai thác này. Nên tiến hành khai thác vào mùa khô lạnh và sau mùa sinh trưởng để tránh ảnh hưởng đến măng và thân non.
Nếu chặt trắng toàn bộ búi thì dễ thao tác, nhưng lại ảnh hưởng đến tái sinh măng và thân tre của vụ sau. Cây mọc lại sẽ nhỏ hơn và phải 3-5 năm sau mới có thể đạt được kích thước của các thân tre trước khi chặt. Chu kỳ khai thác trắng là 5-12 năm. Vì vậy trong thực tiễn, người ta thường áp dụng kỹ thuật chặt chọn khi khai thác để đảm bảo tái sinh tốt cho bụi tre. Tốt nhất là chặt các thân tre hơn 2 năm tuổi và chừa lại đoạn trên mặt đất 15-30cm, nên để 1/2 số thân trong bụi, tối thiểu 8-10 thân. Không đánh gốc để trồng từ các bụi này. Việc chặt trắng chỉ áp dụng khi khóm tre bị khuy.
Năng suất: Ở Ấn Độ, mỗi năm trung bình rừng tre là ngà cho 5 tấn/ha. Tuy vậy, năng suất tre cũng có thể giao động từ 2,5- 36 tấn/ha. Ở Thái lan rừng tre là ngà cho khoảng 5.000-8.000 thân tre/ha/năm.
Xử lý sau thu hoạch: Kinh nghiệm xử lý tre phổ biến các nước vùng Đông Nam Á, là dùng các biện pháp: hun khói (gác bếp) hoặc ngâm nước để tăng độ bền của thân tre. Nếu dùng hoá chất ngâm tẩm thì độ bền sẽ tăng nhiều. Để chống côn trùng dùng methyl bromit; quét dung dịch ĐT 5%, gamma BHC nồng độ 0,5% hay điedrin nồng độ 0,5% sẽ phòng chống được các loại sâu đục thân (Dinoderus brevis, D. minutus, và D. ocellaris).
Ở Ấn Độ đã xử lý bằng cách ngâm cả thân cây tre tươi trong dung dịch lindane 1% hay hỗn hợp acid boric – borax (tỉ lệ 1:2). Độ bền thân tre sẽ được tăng lên, đặc biệt đối với các thân tre có tiếp xúc với đất nên ngâm trong dung dịch sulphat đồng trong 7 ngày.
Về giá trị kinh tế, thân là ngà thường được chia làm 3 loại: Loại 1: thân dài 9m hay hơn; loại 2: thân dài 6-9m; loại 3: dưới 6m.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Là ngà là loài tre phổ biến và có nhiều công dụng của nước ta. Tới nay loài tre này chưa được trồng trên qui mô lớn. Vì vậy cần phát triển gây trồng ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam trở vào, đặc biệt ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nên trồng là ngà thành nhiều hàng ở ven sông suối để vừa dễ khai thác, vừa bảo vệ bờ sông chống xói lở.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ huy Bích và cộng sự (2003). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. T. II: 1010-1014. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội; 2. Hoàng Hòe (Chủ biên) (1994). Tre gai. Kỹ thuật trồng một số loại cây rừng. Tr. 221-225. Vụ Khoa học Công Nghệ, Bộ Lâm Nghiệp. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 3. Academia Sinica (1996). Poales. Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus (1). Science Press.(Trung văn); 4. Dransfield S. and Widjaja E.A. (1995). Plant Resources of South – East Asia - Bamboo. 7: 56-60. Bogor Indonesia.