Gầy
Gầy
Gầy
Tên khoa học: Dendrocalamus aff. brandisii (Munro)Kurz., 1877
Tên khác: Măng cầy, mạy thóc (Tày, Nùng)
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Đặc điểm hình thái
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc thành cụm thưa; thân thẳng cao 13-16m hay hơn, đường kính 10-15cm, chiều dài lóng 30-50cm, vách dầy 20-25mm. Thân lúc non có nhiều lông hung xám tro hay hung vàng; ở trên và dưới vòng mo có vòng lông trắng mịn. Đốt thân hơi phình, những đốt gần gốc có nhiều rễ. Lóng thân có vệt dọc, nhìn có cảm giác khô, rắn chắc. Mắt cành to. Cây phân cành cao, từ nửa thân phía trên trở lên; 1-4 cành lớn; gốc các cành lớn (đùi gà) có khả năng ra rễ ngay khi còn ở trên thân. Một số mắt của các lóng phía dưới có thể mọc ra các cành nhỏ, rất đặc trưng để nhận biết loài này.
Bẹ mo hình chuông, đỉnh hơi lõm, kích thước 40-60x20-35cm; mặt lưng thường có vết vằn đen và có lông mầu hung. Phiến mo lớn hình mũi giáo, kích thước 10-30x8-10cm, thường lật lại, hai mép quăn vào trong, đầu vút nhọn. Tai mo nhỏ, có lông; luỡi mo là đường gờ, xẻ, nhiều lông sớm rụng. Lá có 2 loại, loại to kích thước 20-30x2,5-5cm, chất lá mềm, thuôn, đầu vút nhọn, gốc tù hơi tròn, loại lá nhỏ ở dưới chỉ rộng 2-3cm.
Cụm hoa đầu cành, mỗi đốt cành có 2-3 cành hoa; cành hoa dài, mỗi đốt có 1-3 bông nhỏ. Bông nhỏ mầu xanh vàng, hình bầu dục dẹp, mỗi bông nhỏ có nhiều hoa.
Các thông tin khác về thực vật
Từ lâu, gầy đã được giám định tên khoa học là Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz. Tên khoa học này được sử dụng trong hầu hết các tài liệu của Việt Nam trước năm 2005. Gần đây, do nhận xét đặc điểm trên thân gầy có 2 loại lá, một loại to, một loại nhỏ, nên một số tác giả muốn xếp gầy vào chi Dendrocalamopsis, một chi gần với chi Luồng. Về hình thái của thân, cành và mo, gầy gần với loài hốc D. hamiltonii Nees phân bố nhiều ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Vấn đề phân loại và giám định tên khoa học chính xác cho của gầy này cần được nghiên cứu kỹ hơn trên, cơ sở các tiêu bản có đầy đủ, mo, hoa và lá.
Phân bố
Việt Nam:
Gầy thường được trồng ở vùng trung Tâm Bắc Bộ và Trung Bộ. Gặp nhiều ở Phú Thọ (huyện Đoan Hùng), Tuyên Quang (huyện Chiêm Hoá và Na Hang) và rải rác ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Cũng có thể gặp gầy phân bố rải rác ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Thế giới:
Loài Dendrocalamus brandisii có nguồn gốc từ miền Bắc Ấn Độ, đến Myanmar, Bắc Thái Lan, Đông Dương, miền Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) và đảo Andaman.
Đặc điểm sinh học
Cây mọc ở nơi khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đồi núi thấp có độ cao so với mặt biển 100-500m. Tập trung ở độ cao 200-300m. Cây có thể trồng trên nhiều loại đất, đất bồi tụ ven sông suối và đất feralite vàng hay đỏ vàng ven chân núi, phát triển trên phiến thạch hoặc sa thạch là thích hợp nhất với gầy. Cũng gặp gầy mọc trên các loại đất ven chân núi đá vôi và trên đất sét. Cây không chịu được ngập nước, nên phải trồng gầy trên các chân núi thoát nước, không bị lũ ngập hàng năm.
Gầy thường được trồng phân tán từng khóm hoặc từng đám vài ba khóm ở chân đồi, xung quanh vườn. Khi còn nhỏ dưới 1m, cần che bóng nhẹ 25-30%. Trên 1m, cây yêu cầu ánh sáng toàn bộ. Măng bắt đầu nhú lên từ đầu mùa mưa (tháng 5-6), ở vùng Trung du Bắc Bộ. Từ lúc đó đến khi phát triển đạt chiều cao tối đa chỉ khoảng 4-6 tháng. Sau đó cây mới phát triển cành lá. Cây trưởng thành khai thác được khi đạt 3-4 tuổi. Bình thường mỗi bụi măng gầy đẻ 3-5 măng trong năm.
Ở Việt Nam rất ít gặp gầy ra hoa lẻ tẻ chưa thấy ra hoa hàng loạt, chính vì vậy nên chưa giám định được tên chính xác của loài. Theo tài liệu của Ấn Độ, chu kỳ khuy của gầy khoảng 45-50 năm.
Mùa măng từ tháng 6 đến tháng 9.
Công dụng
Thân dầy, cứng nhưng ít được dùng làm nhà vì không thật thẳng và to. Có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy, ván ép... Thường trồng để lấy măng, vì măng to, nhiều, ăn ngon, nhưng phải ăn hoặc chế biến ngay, vì măng dễ chuyển mầu nâu và để lâu có vị hơi đắng. Bình quân mỗi chiếc măng gầy nặng 1,5kg (măng to có trọng lượng 2,8kg), tỷ lệ sử dụng của măng gầy cao, đạt 71-85%. Măng có thể ăn tươi, làm măng chua hoặc phơi khô làm măng lưỡi lợn.
Ở Thái Lan, măng gầy được xuất khẩu nhiều.
Trung bình trong 100g măng gầy (phần ăn được) chứa 92g nước, 1,1g protein, 0,3g chất béo, 1,8g hydratcarbon; 1,8g cellulose và 0,6g tro (Tài liệu của Thái Lan).
Theo phân tích, măng gầy của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự: 91,99% nước, 1,92% protein, 2,13% đường tổng, 3,03% glucid, 0,65%, cellulose và 0,17% lipid (Nguyễn Danh Minh, 2005).
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống:
Người dân thích trồng gầy để lấy măng, nhưng hiện nay gầy được trồng chưa nhiều, kỹ thuật trồng và khai thác còn rất tuỳ tiện. Trung tâm lâm sinh Cầu Hai (Phú Thọ) đã thí nghiệm trồng gầy lấy măng và thăm dò tạo giống bằng gốc (như trong dân vẫn thường trồng) và bằng cành. Kết quả thí nghiệm mới ở bước đầu, nhưng cũng xác định được là có thể tạo giống gầy bằng cách bó bầu cành trên thân, sau khi ra rễ thì đem ươm.
Hiện nay gầy vẫn được trồng chủ yếu bằng hom gốc (thân ngầm). Cần chọn các cây bánh tẻ (18 đến 24 tháng tuổi) để làm giống vào đầu hoặc giữa mùa mưa. Phải dùng dao thật sắc chặt ngang thân tre, để lại 3-5 lóng gốc (chiều dài khoảng 1-1,5m). Đào đất để lộ hết thân ngầm, rồi dùng dao chặt đứt cổ thân ngầm, chỗ tiếp giáp giữa thân ngầm và thân mẹ. Chú ý để vết cắt thật gọn, không bị dập, xước. Có thể trồng ngay vào các hố đã đào sẵn hoặc ngâm nơi nước chẩy đến khi ra rễ trắng mới trồng. Nếu muốn chuyển đi xa, cần hồ bùn, bao kín thân ngầm, để rễ và mắt của nó không bị khô.
Trồng và chăm sóc:
Đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng, trộn 5-10kg phân chuồng với đất mặt cho vào hố, trộn đều. Khi trồng, đặt hom giống nghiêng một góc 45-600. Lấp đất trên cổ thân ngầm 3cm rồi lèn chặt. Để tránh thoát nước, cần đắp bùn kín phần trên của đoạn thân hoặc đổ nước vào ống tre. Nếu đất khô phải tưới cho đủ ẩm. Nên ủ cỏ hoặc rơm, rạ vào gốc để giữ ẩm khi gốc cây chưa bén rễ.
Cây mọc tương đối nhanh, nhưng tốc độ tăng trưởng hơi chậm hơn so với luồng và diễn trứng. Sau khi trồng 3 năm đã có bụi gầy với 5-8 thân; 5 năm đạt chiều cao của búi cây trưởng thành.
Ở Thái Lan đã thí nghiệm trồng gầy bằng hạt hoặc bằng nuôi cấy mô. Nếu muốn phát triển gầy trên qui mô lớn phải học tập các kinh nghiệm đó.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Nên khai thác các măng đầu và cuối mùa, măng giữa mùa để lại thành thân là tốt nhất. Măng gầy có thể ăn tươi dùng xào nấu, hoặc dùng chế biến măng lưỡi lợn khô để bán trong các dịp lễ tết.
Nếu muốn khai thác thân tre phải chọn cây trên 3 tuổi lúc thân ngầm đã ngừng đẻ măng. Khai thác cây có tuổi non hơn sẽ ảnh hưởng đến năng suất măng của cả bụi tre gầy trong các năm sau. Chú ý khai thác thân vào mùa khô để có hàm lượng nước trong thân thấp và đỡ bị mối mọt. Muốn sử dụng lâu dài cần bó thân thành bó lớn và ngâm trong nước chẩy hoặc ao tù nhưng có đắp bùn trong 20-30 ngày.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Đây là loài tre khá quen thuộc ở vùng trung du Bắc Bộ. Cây đã được trồng rất lâu đời để lấy măng và thân, nhưng rất ít được nghiên cứu. Cần tiến hành các nghiên cứu gầy từ khâu phân loại đến kỹ thuật gieo trồng, bảo quản và chế biến để phát triển loài tre quí này trên một qui mô lớn hơn hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Danh Minh (2005). Báo cáo chuyên đề: Mô tả một số loài tre thường được lấy măng. Phú Thọ (Chưa xuất bản); 2. Academia Sinica (1996). Poales.Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus 9(1): 189-191. Science Press. Beijing (Trung văn); 3. Dransfield S. and Widjaja E.A.(Editors)(1995). Plant Resources of South–East Asia – Bamboo. 7: 83-85; PROSEA, Bogor Indonesia.
Tên khoa học: Dendrocalamus aff. brandisii (Munro)Kurz., 1877
Tên khác: Măng cầy, mạy thóc (Tày, Nùng)
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Đặc điểm hình thái
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc thành cụm thưa; thân thẳng cao 13-16m hay hơn, đường kính 10-15cm, chiều dài lóng 30-50cm, vách dầy 20-25mm. Thân lúc non có nhiều lông hung xám tro hay hung vàng; ở trên và dưới vòng mo có vòng lông trắng mịn. Đốt thân hơi phình, những đốt gần gốc có nhiều rễ. Lóng thân có vệt dọc, nhìn có cảm giác khô, rắn chắc. Mắt cành to. Cây phân cành cao, từ nửa thân phía trên trở lên; 1-4 cành lớn; gốc các cành lớn (đùi gà) có khả năng ra rễ ngay khi còn ở trên thân. Một số mắt của các lóng phía dưới có thể mọc ra các cành nhỏ, rất đặc trưng để nhận biết loài này.
Bẹ mo hình chuông, đỉnh hơi lõm, kích thước 40-60x20-35cm; mặt lưng thường có vết vằn đen và có lông mầu hung. Phiến mo lớn hình mũi giáo, kích thước 10-30x8-10cm, thường lật lại, hai mép quăn vào trong, đầu vút nhọn. Tai mo nhỏ, có lông; luỡi mo là đường gờ, xẻ, nhiều lông sớm rụng. Lá có 2 loại, loại to kích thước 20-30x2,5-5cm, chất lá mềm, thuôn, đầu vút nhọn, gốc tù hơi tròn, loại lá nhỏ ở dưới chỉ rộng 2-3cm.
Cụm hoa đầu cành, mỗi đốt cành có 2-3 cành hoa; cành hoa dài, mỗi đốt có 1-3 bông nhỏ. Bông nhỏ mầu xanh vàng, hình bầu dục dẹp, mỗi bông nhỏ có nhiều hoa.
Các thông tin khác về thực vật
Từ lâu, gầy đã được giám định tên khoa học là Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz. Tên khoa học này được sử dụng trong hầu hết các tài liệu của Việt Nam trước năm 2005. Gần đây, do nhận xét đặc điểm trên thân gầy có 2 loại lá, một loại to, một loại nhỏ, nên một số tác giả muốn xếp gầy vào chi Dendrocalamopsis, một chi gần với chi Luồng. Về hình thái của thân, cành và mo, gầy gần với loài hốc D. hamiltonii Nees phân bố nhiều ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Vấn đề phân loại và giám định tên khoa học chính xác cho của gầy này cần được nghiên cứu kỹ hơn trên, cơ sở các tiêu bản có đầy đủ, mo, hoa và lá.
Phân bố
Việt Nam:
Gầy thường được trồng ở vùng trung Tâm Bắc Bộ và Trung Bộ. Gặp nhiều ở Phú Thọ (huyện Đoan Hùng), Tuyên Quang (huyện Chiêm Hoá và Na Hang) và rải rác ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Cũng có thể gặp gầy phân bố rải rác ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Thế giới:
Loài Dendrocalamus brandisii có nguồn gốc từ miền Bắc Ấn Độ, đến Myanmar, Bắc Thái Lan, Đông Dương, miền Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) và đảo Andaman.
Đặc điểm sinh học
Cây mọc ở nơi khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đồi núi thấp có độ cao so với mặt biển 100-500m. Tập trung ở độ cao 200-300m. Cây có thể trồng trên nhiều loại đất, đất bồi tụ ven sông suối và đất feralite vàng hay đỏ vàng ven chân núi, phát triển trên phiến thạch hoặc sa thạch là thích hợp nhất với gầy. Cũng gặp gầy mọc trên các loại đất ven chân núi đá vôi và trên đất sét. Cây không chịu được ngập nước, nên phải trồng gầy trên các chân núi thoát nước, không bị lũ ngập hàng năm.
Gầy thường được trồng phân tán từng khóm hoặc từng đám vài ba khóm ở chân đồi, xung quanh vườn. Khi còn nhỏ dưới 1m, cần che bóng nhẹ 25-30%. Trên 1m, cây yêu cầu ánh sáng toàn bộ. Măng bắt đầu nhú lên từ đầu mùa mưa (tháng 5-6), ở vùng Trung du Bắc Bộ. Từ lúc đó đến khi phát triển đạt chiều cao tối đa chỉ khoảng 4-6 tháng. Sau đó cây mới phát triển cành lá. Cây trưởng thành khai thác được khi đạt 3-4 tuổi. Bình thường mỗi bụi măng gầy đẻ 3-5 măng trong năm.
Ở Việt Nam rất ít gặp gầy ra hoa lẻ tẻ chưa thấy ra hoa hàng loạt, chính vì vậy nên chưa giám định được tên chính xác của loài. Theo tài liệu của Ấn Độ, chu kỳ khuy của gầy khoảng 45-50 năm.
Mùa măng từ tháng 6 đến tháng 9.
Công dụng
Thân dầy, cứng nhưng ít được dùng làm nhà vì không thật thẳng và to. Có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy, ván ép... Thường trồng để lấy măng, vì măng to, nhiều, ăn ngon, nhưng phải ăn hoặc chế biến ngay, vì măng dễ chuyển mầu nâu và để lâu có vị hơi đắng. Bình quân mỗi chiếc măng gầy nặng 1,5kg (măng to có trọng lượng 2,8kg), tỷ lệ sử dụng của măng gầy cao, đạt 71-85%. Măng có thể ăn tươi, làm măng chua hoặc phơi khô làm măng lưỡi lợn.
Ở Thái Lan, măng gầy được xuất khẩu nhiều.
Trung bình trong 100g măng gầy (phần ăn được) chứa 92g nước, 1,1g protein, 0,3g chất béo, 1,8g hydratcarbon; 1,8g cellulose và 0,6g tro (Tài liệu của Thái Lan).
Theo phân tích, măng gầy của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự: 91,99% nước, 1,92% protein, 2,13% đường tổng, 3,03% glucid, 0,65%, cellulose và 0,17% lipid (Nguyễn Danh Minh, 2005).
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống:
Người dân thích trồng gầy để lấy măng, nhưng hiện nay gầy được trồng chưa nhiều, kỹ thuật trồng và khai thác còn rất tuỳ tiện. Trung tâm lâm sinh Cầu Hai (Phú Thọ) đã thí nghiệm trồng gầy lấy măng và thăm dò tạo giống bằng gốc (như trong dân vẫn thường trồng) và bằng cành. Kết quả thí nghiệm mới ở bước đầu, nhưng cũng xác định được là có thể tạo giống gầy bằng cách bó bầu cành trên thân, sau khi ra rễ thì đem ươm.
Hiện nay gầy vẫn được trồng chủ yếu bằng hom gốc (thân ngầm). Cần chọn các cây bánh tẻ (18 đến 24 tháng tuổi) để làm giống vào đầu hoặc giữa mùa mưa. Phải dùng dao thật sắc chặt ngang thân tre, để lại 3-5 lóng gốc (chiều dài khoảng 1-1,5m). Đào đất để lộ hết thân ngầm, rồi dùng dao chặt đứt cổ thân ngầm, chỗ tiếp giáp giữa thân ngầm và thân mẹ. Chú ý để vết cắt thật gọn, không bị dập, xước. Có thể trồng ngay vào các hố đã đào sẵn hoặc ngâm nơi nước chẩy đến khi ra rễ trắng mới trồng. Nếu muốn chuyển đi xa, cần hồ bùn, bao kín thân ngầm, để rễ và mắt của nó không bị khô.
Trồng và chăm sóc:
Đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng, trộn 5-10kg phân chuồng với đất mặt cho vào hố, trộn đều. Khi trồng, đặt hom giống nghiêng một góc 45-600. Lấp đất trên cổ thân ngầm 3cm rồi lèn chặt. Để tránh thoát nước, cần đắp bùn kín phần trên của đoạn thân hoặc đổ nước vào ống tre. Nếu đất khô phải tưới cho đủ ẩm. Nên ủ cỏ hoặc rơm, rạ vào gốc để giữ ẩm khi gốc cây chưa bén rễ.
Cây mọc tương đối nhanh, nhưng tốc độ tăng trưởng hơi chậm hơn so với luồng và diễn trứng. Sau khi trồng 3 năm đã có bụi gầy với 5-8 thân; 5 năm đạt chiều cao của búi cây trưởng thành.
Ở Thái Lan đã thí nghiệm trồng gầy bằng hạt hoặc bằng nuôi cấy mô. Nếu muốn phát triển gầy trên qui mô lớn phải học tập các kinh nghiệm đó.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Nên khai thác các măng đầu và cuối mùa, măng giữa mùa để lại thành thân là tốt nhất. Măng gầy có thể ăn tươi dùng xào nấu, hoặc dùng chế biến măng lưỡi lợn khô để bán trong các dịp lễ tết.
Nếu muốn khai thác thân tre phải chọn cây trên 3 tuổi lúc thân ngầm đã ngừng đẻ măng. Khai thác cây có tuổi non hơn sẽ ảnh hưởng đến năng suất măng của cả bụi tre gầy trong các năm sau. Chú ý khai thác thân vào mùa khô để có hàm lượng nước trong thân thấp và đỡ bị mối mọt. Muốn sử dụng lâu dài cần bó thân thành bó lớn và ngâm trong nước chẩy hoặc ao tù nhưng có đắp bùn trong 20-30 ngày.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Đây là loài tre khá quen thuộc ở vùng trung du Bắc Bộ. Cây đã được trồng rất lâu đời để lấy măng và thân, nhưng rất ít được nghiên cứu. Cần tiến hành các nghiên cứu gầy từ khâu phân loại đến kỹ thuật gieo trồng, bảo quản và chế biến để phát triển loài tre quí này trên một qui mô lớn hơn hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Danh Minh (2005). Báo cáo chuyên đề: Mô tả một số loài tre thường được lấy măng. Phú Thọ (Chưa xuất bản); 2. Academia Sinica (1996). Poales.Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus 9(1): 189-191. Science Press. Beijing (Trung văn); 3. Dransfield S. and Widjaja E.A.(Editors)(1995). Plant Resources of South–East Asia – Bamboo. 7: 83-85; PROSEA, Bogor Indonesia.