Dây Đau Xương
Dây Đau Xương
Dây Đau Xương
Tên Khoa học: Tinospora sinensis (Lour.) Merr., 1934
Tên đồng nghĩa: Campylus sinensis Lour., 1790
Tinospora tomentosa (Colebr.) Miers
Tên khác: Khoan cân đằng, tục cốt đằng; khau năng cấp (Tày); chan mau nhây (Dao); tinospore tomenteuse (Pháp)
Họ: Tiết dê - Menispermaceae
1. Đặc điểm hình thái
Dây leo bằng thân quấn, thuộc loại dây leo gỗ, nhưng hóa gỗ ít, dài 8 – 10 cm. Thân hình trụ khi non có lông, sau nhẵn, màu xám, có nốt sần. Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim, dài 10 – 12 cm, rộng 8 – 10 cm, gốc lá xẻ hai thùy tròn, đầu nhọn hay tù, mặt trên nhẵn hoặc có ít lông, mặt dưới có lông tơ; gân lá 5, hình chân vịt, phân chia từ gốc và nối liền theo viền mép.
Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thành chùm trên thân già hoặc nhánh đã rụng lá; hoa màu vàng xanh, hoặc vàng ngà. Hoa đực có 6 lá đài xếp thành 2 vòng, mỗi vòng 3 cái; 6 cánh hoa, 6 nhị; hoa cái có số lá đài và cánh hoa như hoa đực, 6 nhị lép; bầu có vòi nhụy ngắn; 3 lá noãn.
Quả hạch, hình cầu lõm, đường kính 0,5 – 0,7 cm; màu đỏ da cam khi chín, bên trong có dịch nhầy. Hạt màu vàng nâu.
2. Đặc điểm sinh học
Dây đau xương. Cây ưa sáng, có thể hơi chịu bóng và thường leo lên những cây khác ở ven rừng thứ sinh, bờ nương rẫy hay trong các bờ bụi quanh làng (vùng trung du và đồng bằng). Độ cao phân bố có thể tới 800 m (Chư Mom Ray – Kon Tum).
Cây rụng lá vào mùa đông, mọc lại vào mùa xuân. Khi mọc lá non thường đồng thời với ra hoa (tháng 3 – 4); quả chín tháng 6 – 7. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc cây chồi sau khi bị chặt phát. Từng đoạn thân, cành đem vùi xuống đất ẩm cũng có khả năng mọc thành cây mới.
3. Phân bố
Việt Nam:
Rải rác khắp các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum.
Thế giới:
Lào, Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh.
4. Bộ phận dùng, công dụng
Bộ phận dùng:
Thân và cành, phơi khô. Lá dùng tươi.
Thành phần hóa học:
Trong thân, cành có chứa một số nhóm hoạt chất như alcaloid, glucosid phenolic (tinosinen), dinorditerpen glucosid (tinosinesid A và B).
Công dụng:
Làm thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp; bong gân, sai khớp, bị ngã sưng tấy, sốt rét… Liều dùng 12 – 20 g, dưới dạng thuốc sắc uống và thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Lá tươi dây đau xương cùng với lá cây thài lài, rau sam, tía tô, giã nhỏ vắt lấy nước uống, bã đắp vào vết thương do rắn cắn.
5. Kỹ thuật nhân giống, gieo trồng
Cây mới được trồng rải rác trong phạm vi nhân dân.
Cách trồng:
Lấy thân, cành bánh tẻ cắt thành đoạn dài 30 – 35 cm; đặt nghiêng, hở đầu, lấp đất hoặc vòng thành vòng tròn vùi nông. Trồng xong phủ rác, tưới nước.
Nơi trồng:
Góc vườn, bờ rào, bờ ao. Chú ý có giá thể cho cây leo.
Thời gian trồng:
Tháng 2 – 4.
Cách trồng như trên, tỷ lệ sống ước tính tới 80%; sau khi trồng 10 – 20 ngày nảy mầm. Cây trồng sau 1 năm tuổi có đường kính thân gần 1 cm.
6. Khai thác, chế biến và bảo quản
Trong nhân dân thường khai thác quanh năm, song có lẽ tốt nhất nên khai thác, thu hoạch vào mùa thu, khi cây sắp rụng lá. Chặt cây, chừa lại phần gốc cho cây tái sinh, lấy cả cành có đường kính gần 1 cm, đem về cắt nhỏ, lát cắt nghiêng dày 0,5 cm, sau đem phơi khô. Khi sử dụng sao vàng.
Dược liệu dây đau xương được đóng túi giấy xi măng, ngoài có bao tải; để nơi thoáng mát, khô ráo. Nên kiểm tra thường xuyên vì dễ bị mốc.
7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Loài Tinospora sinensis (Lour.) Merr. sở dĩ có tên gọi “Dây đau xương” là do được dùng để chữa các bệnh về xương cốt. Dây đau xương là cây thuốc nam được sử dụng lâu đời trong nhân dân. Dường như thầy thuốc đông y nào ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ cũng biết sử dụng cây thuốc này. Hiện chưa có số liệu điều tra thống kê về lượng khai thác sử dụng, nhưng có thể tới vài chục tấn mỗi năm.
Xuất phát từ thực tế được khai thác sử dụng nhiều, năm 1996 dây đau xương đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, qua thực tế điều tra khảo sát cho thấy, cây có vùng phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với cách khai thác chỉ lấy phần thân và cành, gốc chừa lại vẫn có khả năng tái sinh tốt, nên mức độ bị đe dọa đối với dây đau xương nhìn chung thấp.
Tên Khoa học: Tinospora sinensis (Lour.) Merr., 1934
Tên đồng nghĩa: Campylus sinensis Lour., 1790
Tinospora tomentosa (Colebr.) Miers
Tên khác: Khoan cân đằng, tục cốt đằng; khau năng cấp (Tày); chan mau nhây (Dao); tinospore tomenteuse (Pháp)
Họ: Tiết dê - Menispermaceae
1. Đặc điểm hình thái
Dây leo bằng thân quấn, thuộc loại dây leo gỗ, nhưng hóa gỗ ít, dài 8 – 10 cm. Thân hình trụ khi non có lông, sau nhẵn, màu xám, có nốt sần. Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim, dài 10 – 12 cm, rộng 8 – 10 cm, gốc lá xẻ hai thùy tròn, đầu nhọn hay tù, mặt trên nhẵn hoặc có ít lông, mặt dưới có lông tơ; gân lá 5, hình chân vịt, phân chia từ gốc và nối liền theo viền mép.
Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thành chùm trên thân già hoặc nhánh đã rụng lá; hoa màu vàng xanh, hoặc vàng ngà. Hoa đực có 6 lá đài xếp thành 2 vòng, mỗi vòng 3 cái; 6 cánh hoa, 6 nhị; hoa cái có số lá đài và cánh hoa như hoa đực, 6 nhị lép; bầu có vòi nhụy ngắn; 3 lá noãn.
Quả hạch, hình cầu lõm, đường kính 0,5 – 0,7 cm; màu đỏ da cam khi chín, bên trong có dịch nhầy. Hạt màu vàng nâu.
2. Đặc điểm sinh học
Dây đau xương. Cây ưa sáng, có thể hơi chịu bóng và thường leo lên những cây khác ở ven rừng thứ sinh, bờ nương rẫy hay trong các bờ bụi quanh làng (vùng trung du và đồng bằng). Độ cao phân bố có thể tới 800 m (Chư Mom Ray – Kon Tum).
Cây rụng lá vào mùa đông, mọc lại vào mùa xuân. Khi mọc lá non thường đồng thời với ra hoa (tháng 3 – 4); quả chín tháng 6 – 7. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc cây chồi sau khi bị chặt phát. Từng đoạn thân, cành đem vùi xuống đất ẩm cũng có khả năng mọc thành cây mới.
3. Phân bố
Việt Nam:
Rải rác khắp các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum.
Thế giới:
Lào, Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh.
4. Bộ phận dùng, công dụng
Bộ phận dùng:
Thân và cành, phơi khô. Lá dùng tươi.
Thành phần hóa học:
Trong thân, cành có chứa một số nhóm hoạt chất như alcaloid, glucosid phenolic (tinosinen), dinorditerpen glucosid (tinosinesid A và B).
Công dụng:
Làm thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp; bong gân, sai khớp, bị ngã sưng tấy, sốt rét… Liều dùng 12 – 20 g, dưới dạng thuốc sắc uống và thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Lá tươi dây đau xương cùng với lá cây thài lài, rau sam, tía tô, giã nhỏ vắt lấy nước uống, bã đắp vào vết thương do rắn cắn.
5. Kỹ thuật nhân giống, gieo trồng
Cây mới được trồng rải rác trong phạm vi nhân dân.
Cách trồng:
Lấy thân, cành bánh tẻ cắt thành đoạn dài 30 – 35 cm; đặt nghiêng, hở đầu, lấp đất hoặc vòng thành vòng tròn vùi nông. Trồng xong phủ rác, tưới nước.
Nơi trồng:
Góc vườn, bờ rào, bờ ao. Chú ý có giá thể cho cây leo.
Thời gian trồng:
Tháng 2 – 4.
Cách trồng như trên, tỷ lệ sống ước tính tới 80%; sau khi trồng 10 – 20 ngày nảy mầm. Cây trồng sau 1 năm tuổi có đường kính thân gần 1 cm.
6. Khai thác, chế biến và bảo quản
Trong nhân dân thường khai thác quanh năm, song có lẽ tốt nhất nên khai thác, thu hoạch vào mùa thu, khi cây sắp rụng lá. Chặt cây, chừa lại phần gốc cho cây tái sinh, lấy cả cành có đường kính gần 1 cm, đem về cắt nhỏ, lát cắt nghiêng dày 0,5 cm, sau đem phơi khô. Khi sử dụng sao vàng.
Dược liệu dây đau xương được đóng túi giấy xi măng, ngoài có bao tải; để nơi thoáng mát, khô ráo. Nên kiểm tra thường xuyên vì dễ bị mốc.
7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Loài Tinospora sinensis (Lour.) Merr. sở dĩ có tên gọi “Dây đau xương” là do được dùng để chữa các bệnh về xương cốt. Dây đau xương là cây thuốc nam được sử dụng lâu đời trong nhân dân. Dường như thầy thuốc đông y nào ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ cũng biết sử dụng cây thuốc này. Hiện chưa có số liệu điều tra thống kê về lượng khai thác sử dụng, nhưng có thể tới vài chục tấn mỗi năm.
Xuất phát từ thực tế được khai thác sử dụng nhiều, năm 1996 dây đau xương đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, qua thực tế điều tra khảo sát cho thấy, cây có vùng phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với cách khai thác chỉ lấy phần thân và cành, gốc chừa lại vẫn có khả năng tái sinh tốt, nên mức độ bị đe dọa đối với dây đau xương nhìn chung thấp.