Thông báo tuyển Tư vấn Dự án

Thông báo tuyển Tư vấn Dự án
Đăng lúc: 10:00 ngày 20/12/2022

Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ Thông báo tuyển Tư vấn như sau,
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Dự án: Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị tre ở Việt Nam (SCBV)
Hoạt động tập huấn: Xây dựng năng lực quản trị, điều hành và quản lý cho các tổ trưởng tổ nhóm sản xuất quy mô nhỏ - lồng ghép việc nâng cao vai trò của phụ nữ cho trưởng nhóm (HĐ 6.2.2.2)
Nội dung: Xây dựng năng lực quản trị, hướng dẫn sử sụng chứng chỉ và cách thức thương mại hóa sản phẩm có chứng chỉ cho nhóm sản xuất quy mô nhỏ và các bên liên quan trong chuỗi giá trị tre.
Địa điểm thực hiện: Thanh Hóa và Nghệ An
Người nhận báo cáo: Nguyễn Thị Hiền (Trợ lý Dự án)
Thời hạn: từ tháng 01/2023


1. Bối cảnh
Sản xuất và chế biến tre là nguồn sinh kế quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập và kinh tế cho hàng triệu nông hộ sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu, vẫn tồn tại nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành tre. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tre còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả, không đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ và gia dụng làm từ tre của Việt Nam trên thế giới.
Hợp phần dự án: “Phát triển toàn diện và bền vững chuỗi giá trị Tre ở Việt Nam” được xây dựng dựa trên các hoạt động với Mục tiêu tổng thể là góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng ở các vùng nông thôn của Việt Nam thông qua phát triển các chuỗi giá trị bền vững và toàn diện. Hợp phần sẽ phối hợp với những người sản xuất quy mô nhỏ, các cơ sở khai thác và chế biến, các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành tre kỳ vọng đạt được 2 trong số 5 kết quả sau:
  • Kết quả 1: Nâng cao năng lực của những người sản xuất quy mô nhỏ áp dụng các kỹ thuật sản xuất phù hợp và thực hành các tiêu chuẩn bền vững: Người sản xuất quy mô nhỏ có thể cải tiến phương thức sản xuất, tăng hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững (ví dụ FSC cho tre) hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Từ đó, họ có thể sản xuất với chất lượng tốt hơn, bền vững hơn cho các thị trường ngách và đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh, áp dụng thành công các cải tiến khác.
 
  • Kết quả 2: Hoạt động tập thể trong sản xuất và kinh doanh:  Những người sản xuất quy mô nhỏ có thể nâng cao vị thế và khả năng đàm phán của họ trên thị trường, trong thu mua đầu vào sản xuất và bán các sản phẩm của họ với số lượng lớn. Người nông dân sản xuất nhỏ có thể được tổ chức theo nhóm, có kỹ năng hoạt động và quản lý tập thể, có thể đàm phán dựa trên chất lượng/nhãn hiệu sản phẩm với các DN chế biến vừa và nhỏ và các công ty thương mại đang có tiếp cận với các thị trường tiêu dùng giá cao.
 
Để góp phần giải quyết vấn đề này, dự án thiết kế và tổ chức các lớp tập huấn “Xây dựng năng lực quản trị, điều hành và quản lý cho các tổ trưởng tổ nhóm sản xuất quy mô nhỏ - lồng ghép việc nâng cao vai trò của phụ nữ cho trưởng nhóm’’ - Nội dung: “Xây dựng năng lực quản trị, hướng dẫn sử sụng chứng chỉ và cách thức thương mại hóa sản phẩm có chứng chỉ cho nhóm sản xuất quy mô nhỏ và các bên liên quan trong chuỗi giá trị tre” -  (30 người/khóa tập huấn) tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
2. Mục tiêu của hoạt động
Dự án “Phát triển bền vững và chuỗi giá trị tre tại Việt Nam: xem hành động tập thể là chìa khóa để đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của những người sản xuất quy mô nhỏ (SSPs) trong chuỗi giá trị tre. Quan trọng là họ được tổ chức tốt để giành được phần chia sẻ công bằng trong thị trường giá cao cấp của FSC. Để giúp các nhóm SSPs trong chuỗi giá trị tre được tổ chức tốt hơn và tăng cường năng lực để có vị thế tốt hơn trong thị trường cũng như chia sẻ lợi ích công bằng giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị, các nhóm cần hoạt động tốt, có hệ thống lãnh đạo, quản lý và quản trị mạnh, để có thị trường thuận lợi và có những thỏa thuận dài hạn với các doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, đây là một thách thức.
  3. Phạm vi và nội dung tập huấn
Với thực tế hoạt động của các tổ nhóm hiện tại trong vùng nguyên liệu có chứng chỉ FSC vẫn còn khiếm khuyết một số năng lực và nội dung như: lập và sử dụng các tài liệu, sổ sách chứng từ trong việc quản lý, chăm sóc, khai thác và truy xuất nguồng gốc nguyên liệu đã có chứng chỉ FSC… đây là những khoảng trống mà dự án có thể nâng cao năng lực cho các tổ nhóm nông dân tại Thanh hóa và Nghệ An thông qua các khóa tập huấn. Để một tổ hợp tác hoặc nhóm sở thích phát triển bền vững tổ trưởng, trưởng nhóm và các thành viên chủ chốt cần có và được tập huấn một số kiến thức và năng lực sau:
  • Nâng cao kiến thức và năng lực về việc lập và sử dụng các loại sổ sách, chứng từ, tài liệu quản lý chất lượng sản phẩm và nguyên liệu có chứng chỉ để đảm bảo tính chất thương mại hóa được sản phẩm/nguyên liệu cho các thành viên tổ nhóm và các bên liên quan;
  • Kiến thức và kỹ năng tập huấn tiểu giảng viên/huấn luyện viên (ToT).
4. Nhiệm vụ tư vấn
  • Xây dựng chương trình và kế hoạch thực hiện hoạt động;
  • Xây dựng kế hoạch bài giảng chi tiết cho khóa tập huấn;
  • Thảo luận làm việc với Ban quản lý dự án thống nhất về thời gian, lịch trình, phương pháp và cách thức tổ chức tập huấn;
  • Xây dựng tài liệu tập huấn phù hợp với đối tượng tập huấn;
  • Tập huấn lý thuyết và hướng dẫn thực hành cho các học viên theo chương trình đã thống nhất;
  • Đưa ra những yêu cầu về các vật tư cần chuẩn bị trong quá trình tập huấn;
  • Đảm bảo sau khóa học các học viên biết cách lập và sử dụng các loại sử dụng chứng từ, sổ sách quản lý chất lượng sản phẩm và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm đáp ứng nhu cầu thương mại hóa sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế;
  • Đánh giá đầu ra và đầu vào của lớp tập huấn;
  • Viết báo cáo sau khi khóa tập huấn kết thúc;
  • Tham dự trình bày các nội dung có liên quan trong các cuộc họp/hội thảo tư vấn kỹ thuật, nghiệm thu khi được yêu cầu.
5. Kết quả mong đợi
  • Khi thực hiện nghiên cứu, tư vấn cần cung cấp: 
  • Thư đăng ký dự thầu tư vấn bằng Tiếng Việt hoặc Anh
  • Đề xuất kỹ thuật thực hiện hoạt động đánh giá;
  • Đề xuất tài chính chi tiết thực hiện hoạt động tư vấn;
  • Lý lịch của các tư vấn tham gia thực hiện;
  • Khi hoàn thành hoạt động, tư vấn cần cung cấp:
  • Hồ sơ, dữ liệu, tài liệu… có liên quan;
  • Báo cáo hoạt động tập huấn cho từng nhóm đối tượng của mỗi khóa tập huấn.
  • Toàn bộ các sản phẩm trên được viết bằng Tiếng Việt, phải được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở góp ý của Dự án và địa phương. Sau đó, các sản phẩm này sẽ được gửi về cho Ban quản lý dự án bằng cả file mềm và bản in để nghiệm thu đúng thời hạn. Trong bản in cần có đầy đủ các số liệu, bảng biểu, sơ đồ.
6. Phương pháp và thời gian dự kiến thực hiện
  • Khóa tập huấn được xây dựng trên nguyên tắc lấy học viên làm trung tâm. Học viên được tạo cơ hội tối đa để thể hiện và chia sẻ kinh nghiệm của mình. Giảng viên tạo môi trường học tập thân thiện và linh hoạt để khuyến khích học viên thảo luận những ý ‎tưởng mới và tương tác với những học viên khác với thái độ cởi mở và hiệu quả.
  • Các phương pháp chính thường xuyên được sử dụng là nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận và trình bày theo nhóm, tình huống và chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các hoạt động tập huấn, các giải pháp kỹ thuật trên địa bàn.
  • Tư vấn sẽ sử dụng phương pháp “Suy ngẫm và học hỏi” nhằm tạo cơ hội để học viên có thể trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm, những bài học hay từ những học viên khác. Phương pháp này đòi hỏi các học viên cần suy ngẫm một cách thực tế và suy nghĩ về những giải pháp khác nhau và lựa chọn giải pháp tốt nhất để làm khác đi những nhiệm vụ hiện tại và cố gắng tạo ra một cơ hội trải nghiệm những điều mới lạ cho học viên.  
  • Sau mỗi phần lý thuyết mới đều có những phần thực hành để học viên hiểu rõ và thành thạo hơn các nội dung tập huấn và tham gia tích cực vào các hoạt động của tập huấn.
 
7. Yêu cầu đối với tư vấn/chuyên gia
  • Có chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế nông, lâm nghiệp hoặc lĩnh vực khác có liên quan;
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý triển khai dự án về hỗ trợ sản xuất kinh doanh ở cấp độ tổ nhóm, THT và HTX
  • Có kinh nghiệm về tập huấn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển tổ, nhóm và kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn ở cấp độ tổ nhóm, THT và HTX
  • Có kinh nghiệm tập huấn về kỹ năng thúc đẩy, kỹ năng điều hành cấp độ tổ nhóm, THT và HTX
  • Có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với nông dân, người dân tộc thiểu số
  • Có kỹ năng tốt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động và giám sát hoạt động;
  • Có kinh nghiệm làm việc với cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng dân cư tại Thanh Hóa và Nghệ An.
  • Có khả năng trình bày, thúc đẩy thảo luận, tài liệu hóa;
  • Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả;
  • Thành thạo tiếng Việt;
  • Biết sử dụng tiếng Anh;
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Ms.Words, Ms.Excel, Ms.Powerpoint);
8. Ứng tuyển
Các tổ chức/nhóm tư vấn quan tâm cần gửi hồ sơ dự thầu tư vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh bằng văn bản (bản cứng) hoặc tệp hồ sơ (file – bản mềm) trước 17 giờ ngày 10 tháng 01 năm 2023 cho:
Nguyễn Thị Hiền – Trợ lý dự án hoặc Nguyễn Thị Thanh Xuân – Cán bộ kỹ thuật.
  • Địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Số 8 Chương Dương Độ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam;
  • Điện thoại: 024.39322948; Di động: 0912848714 hoặc 0934536768
  • Email: hienlds79@gmail.com hoặc xuanlsng1977@gmail.com
Chúng tôi chỉ thông báo cho những hồ sơ dự thầu tư vấn đủ điều kiện được lựa chọn để mời phỏng vấn.
Lưu ý: Hồ sơ dự thầu tư vấn bao gồm các mục sau:
- Thư đăng ký dự thầu tư vấn bằng Tiếng Việt;
-  Đề xuất kỹ thuật thực hiện hoạt động tư vấn;
- Đề xuất tài chính chi tiết thực hiện hoạt động tư vấn;
- Lý lịch của các tư vấn tham gia thực hiện.