"Bà đỡ" của dự án quốc tế
Cây lùng (vầu), luồng được nhiều thế hệ người dân miền núi xứ Thanh đặt cho tên gọi là “cây xóa đói, cây giảm nghèo”. Bởi lẽ, những loại cây này có đặc điểm trồng một lần khai thác nhiều năm, thậm chí không cần chăm sóc vẫn có thể thu hoạch, rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình cũng như điều kiện kinh tế của người dân vùng núi.
Tuy nhiên, cũng do những ưu điểm đó nên nhiều hộ dân đã hình thành thói quen “cần tiền là vác dao lên rừng khai thác” mà quên mất việc bảo vệ, chọn lọc, tái sinh... Bên cạnh đó, hiện nay, người dân vẫn khai thác bán thô là chủ yếu nên giá trị kinh tế không cao.
Trước thực tế đó, được sự tài trợ của Liên minh châu Âu (EU), tổ chức Oxfam Việt Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (NTFPRC), Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản vững chắc (ICAFIS) triển khai Dự án “phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre ở Việt Nam”.
Dự án được triển khai trong giai đoạn 2018 - 2022 với mục tiêu tổng thể là góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng ở các vùng nông thôn Việt Nam thông qua phát triển các chuỗi giá trị bền vững và toàn diện ở 5 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh và Bến Tre; mang lại lợi ích cho 150 nhóm sản xuất với 35.000 thành viên và 60 doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ…
Đối với cây tre, trải qua 4 năm triển khai, Dự án đã mang lại những thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức, thói quen, tập quán canh tác, thu nhập của người dân. Nhóm sản xuất quy mô nhỏ được tổ chức tốt hơn, năng lực đàm phán và đảm bảo chia sẻ lợi ích công bằng trong chuỗi giá trị được nâng lên. Người sản xuất quy mô nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng khả năng tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế.
(Nguồn: https://nongnghiep.vn/ )
Chi tiết Xem tại đây