Thực trạng phát triển cây Dó trầm, Trầm hương và tinh dầu Trầm hương ở nước ta hiện nay

Thực trạng phát triển cây Dó trầm, Trầm hương và tinh dầu Trầm hương ở nước ta hiện nay
Đăng lúc: 17:03 ngày 29/01/2018

64Do bau
Title : 64Do bau
Caption : 
File name : 64Do bau.pdf
Size : unknown
64Do bau
Title : 64Do bau
Caption : 
File name : 64Do bau.pdf
Size : unknown

Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Hiện nay ở nước ta có 4 loài dó có khả năng sinh trầm trong thân cây, gồm Dó bầu (Aquilaria crassna), Dó gạch (Aquilaria bailloni), Dó bà nà (Aquilaria banaensis) và Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa), nhưng hầu hết diện tích rừng đã trồng đều là loài Dó bầu (Aquilaria crassna), một số rất ít diện tích trồng loài Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa). Diện tích trồng dó trầm trên phạm vi cả nước tính đến tháng 9/2009 có 11.000-12.000ha, phần lớn là trồng phân tán hoặc trồng xen trong vườn rừng và vườn hộ gia đình với mật độ từ 500-700cây/ha. Nếu quy ra rừng trồng tập trung thuần loài với mật độ từ 1.100-1.600cây/ha thì chỉ có 5.000-6.000ha.Hiện nay trong sản xuất có 2 nhóm chế phẩm kích cảm tạo trầm là các chế phẩm sinh học và các chế phẩm hóa học. Tác động tạo trầm bằng các chế phẩm sinh học và hóa học đều cho hàm lượng hỗn hợp tinh dầu trong gỗ cây dó trầm có xu hương tăng lên khá rõ, đặc biệt là các chế phẩm sinh học rõ hơn các chế phẩm hóa học. Dù sử dụng chế phẩm nào thì cũng phải tác động cơ giới bằng cách khoan vào thân cây, sau đó mới cho chế phẩm vào lỗ khoan. Chất lượng tinh dầu phụ thuộc vào hàm lượng các hợp chất sesquiterpen trong hỗn hợp chứa tinh dầu, hầu hết tinh dầu chưng cất ở trong nước đều bị đông đặc như sáp ở điều kiện nhiệt độ bình thường, nên chất lượng kém hơn so với tinh dầu của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, có một số hợp chất sesquiterpen trong tinh dầu chất lượng cao của nước ngoài cũng đã thấy xuất hiện trong hỗn hợp chứa tinh dầu trong cây dó trầm từ 7-15 năm tuổi ở Việt Nam. Thiết bị chưng cất tinh dầu của các cơ sở sản xuất ở nước ta kém thua hơn nhiều so với thiết bị chưng cất tinh dầu của các doanh nghiệp Thái Lan, nên chất lượng tinh dầu kém cũng có thể do thiết bị là chủ yếu.Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Dó trầm nói chung và tinh dầu Trầm nói riêng ở nước ngoài khá rộng lớn, nhưng các doanh nghiệp trong nước mới chỉ tiếp cận được 22/167 thị trường, chiếm 1,16 thị phần toàn cầu. Thị trường trong nước thì chưa rõ ràng, đặc biệt tinh dầu trầm chưa có thị trường. Thị trường hương nhang và nến trong nước rất nhỏ lẻ và ít người sử dụng.

Từ khóa: Dó trầm, Tinh dầu trầm, Trầm hương.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các loài dó có khả năng sinh trầm trong thân cây thường được gọi là cây Dó trầm hoặc cây Trầm hương, một số địa phương còn gọi là cây Toc. Tên thương mại gọi là Agarwood hoặc Agarwood oil. Hiện nay ở nước ta đã phát hiện có 4 loài dó có khả năng sinh trầm, gồm: Dó bầu (Aquilaria crassna), Dó gạch (Aquilaria bailloni), Dó bà nà (Aquilaria banaensis) và Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa). Trong các loài dó đã xác định trên đây thì Dó bầu và Dó quả nhăn có năng suất trầm và tinh dầu trầm cao nhất. Vì thế, phần lớn diện tích rừng trồng đã thống kê được trên phạm vi cả nước chủ yếu là loài Dó bầu, một số rất ít diện tích trồng loài Dó quả nhăn ở Kon Tum, Hòa Bình, Bắc Giang và Quảng Ninh.

Theo nhiều thông tin thì trầm hương và tinh dầu trầm có nhiều công dụng: trong y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh như đau ngực, hen suyễn, khó thở, cảm hàn, đau bụng, lợi tiểu, thấp khớp…; trong công nghiệp mỹ phẩm dùng làm chất định hương, chế biến các loại dầu thơm, nước hoa cao cấp…; trong tín ngưỡng dùng làm hương nhang và nến đốt trong các dịp lễ, tết… (Lã Đình Mới và cộng sự, 2007). Vì vậy, trong khoảng 15 năm vừa qua việc phát triển mang tính tự phát trong nhân dân từ các khâu tạo cây và buôn bán cây con, gây trồng và tác động tạo trầm cho đến chưng cất tinh dầu rất sôi động. Tuy nhiên, vấn đề tác động tạo trầm như thế nào, thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Dó bầu nói riêng và cây Dó trầm nói chung như thế nào vẫn là câu hỏi lớn. Để góp phần làm cơ sở định hướng phát triển bền vững loài cây này trong thời gian tới, việc đánh giá thực trạng tình hình phát triển cây Dó trầm, Trầm hương và tinh dầu Trầm hương ở nước ta hiện nay là rất cần thiết.

(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 586-594)