Hội thảo quốc tế về chia sẻ, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển ngành Tre giữa Trung Quốc và Việt Nam
Đăng lúc: 20:15 ngày 09/08/2019
Ngày 08 tháng 8 năm 2019, tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản Ngoài gỗ (NTFPRC) số 8 – Chương Dương Độ - Hà Nội, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) chủ trì phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Mây, Tre quốc tế Trung Quốc (ICBR) tổ chức buổi hội thảo “Chia sẻ, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển ngành Tre giữa Trung Quốc và Việt Nam”
Tham dự Hội thảo có hơn 30 đại biểu là các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực Lâm sản Ngoài gỗ và mây, tre của Trung Quốc và Viện Nam; các nhà quản lý Lâm nghiệp; tổ chức trong nước và quốc tế; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất mây tre.
Mở đầu, TS. Phí Hồng Hải – Phó giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (chủ trì hội thảo) đã trao đổi mục tiêu của Hội thảo là để các khoa học, tổ chức trong nước, quốc tế; các nhà quản lý; doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ, cập nhật thông tin hiện trạng ngành Tre Việt Nam đặc biệt là về nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh sản phẩm mây, tre và định hướng phát triển ngành Tre của Việt Nam. Các nội dung này, cũng nhằm giúp các nhà khoa học Trung Quốc bước đầu có những nhận định, đánh giá khái quát về tình hình nghiên cứu, sản xuất mây, tre tại Việt Nam để từ đó thúc đẩy việc thiết lập xây dựng những định hướng hợp tác nghiên cứu, phát triển ngành Tre của Việt Nam nói riêng và của hai nước nói chung.
Ngoài ra, tại buổi hội thảo các đại biểu còn được nghe diễn giả của Oxfam trình bày về phát triển chuổi giá trị Tre ở Việt Nam gắn với việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn Việt Nam. Trong hội thảo, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận với trên 20 ý kiến tương đối toàn diện về nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, chế biến và quản lý ngành Tre ở Việt Nam. Đặc biệt, các đại biệt cũng được nghe chia sẻ, trao đổi những nội dung thiết thực về phát triển ngành Tre của các nhà khoa học Trung Quốc nhất là về nghiên cứu khoa học về nhân giống, chế biến, sản xuất các sản phẩm từ mây, tre, thị trường tiêu thụ, Tiêu chuẩn…
Thông qua hội thảo, hai bên cũng đã thống nhất cơ bản về quan điểm một số nội dung hợp tác nghiên cứu về Tre, xác định một số nội dung hợp tác nghiên cứu trọng tâm và nhất trí thúc đẩy việc trao đổi đoàn tham quan, học tập để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về các mặt và hướng tới sự hợp tác nghiên cứu khoa học thiết thực, hiệu quả.
Thành công ban đầu của hội thảo mở ra cơ hội cho phát triển nghiên cứu Lâm sản Ngoài gỗ nói chung và lĩnh vực Tre nói riêng theo hướng hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam và Trung Quốc.
Một số hình ảnh của Hội thảo:
Tham dự Hội thảo có hơn 30 đại biểu là các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực Lâm sản Ngoài gỗ và mây, tre của Trung Quốc và Viện Nam; các nhà quản lý Lâm nghiệp; tổ chức trong nước và quốc tế; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất mây tre.
Mở đầu, TS. Phí Hồng Hải – Phó giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (chủ trì hội thảo) đã trao đổi mục tiêu của Hội thảo là để các khoa học, tổ chức trong nước, quốc tế; các nhà quản lý; doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ, cập nhật thông tin hiện trạng ngành Tre Việt Nam đặc biệt là về nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh sản phẩm mây, tre và định hướng phát triển ngành Tre của Việt Nam. Các nội dung này, cũng nhằm giúp các nhà khoa học Trung Quốc bước đầu có những nhận định, đánh giá khái quát về tình hình nghiên cứu, sản xuất mây, tre tại Việt Nam để từ đó thúc đẩy việc thiết lập xây dựng những định hướng hợp tác nghiên cứu, phát triển ngành Tre của Việt Nam nói riêng và của hai nước nói chung.
Ngoài ra, tại buổi hội thảo các đại biểu còn được nghe diễn giả của Oxfam trình bày về phát triển chuổi giá trị Tre ở Việt Nam gắn với việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn Việt Nam. Trong hội thảo, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận với trên 20 ý kiến tương đối toàn diện về nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, chế biến và quản lý ngành Tre ở Việt Nam. Đặc biệt, các đại biệt cũng được nghe chia sẻ, trao đổi những nội dung thiết thực về phát triển ngành Tre của các nhà khoa học Trung Quốc nhất là về nghiên cứu khoa học về nhân giống, chế biến, sản xuất các sản phẩm từ mây, tre, thị trường tiêu thụ, Tiêu chuẩn…
Thông qua hội thảo, hai bên cũng đã thống nhất cơ bản về quan điểm một số nội dung hợp tác nghiên cứu về Tre, xác định một số nội dung hợp tác nghiên cứu trọng tâm và nhất trí thúc đẩy việc trao đổi đoàn tham quan, học tập để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về các mặt và hướng tới sự hợp tác nghiên cứu khoa học thiết thực, hiệu quả.
Thành công ban đầu của hội thảo mở ra cơ hội cho phát triển nghiên cứu Lâm sản Ngoài gỗ nói chung và lĩnh vực Tre nói riêng theo hướng hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam và Trung Quốc.
Một số hình ảnh của Hội thảo:
Các tin khác: