Cây Bồ công anh
Cây Bồ công anh
Tên khoa học: Lactuca indica L., 1771
Tên khác: Diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc, cây mũi mác, rau mét, phiắc bao, lin hán (Tày), lày máy kỉm, rau bao (Dao); Indian lettnee (Anh); laitue indienne, laitue d’Inde (Pháp).
Họ: Cúc – Asteraceae
1. Đặc điểm hình thái
Cây thảo mọc đứng, sống một năm hay hai năm, cao 0,5 – 1,0 m, có thể đến gần 2 m. Thân nhẵn, ít phân cành, màu lục, đôi khi có những đốm tía. Lá mọc so le, không cuống, rất đa dạng. Những lá ở phần dưới thuôn dài khoảng 30 cm, rộng 5 – 6 cm, xẻ thùy không đều hẹp và sâu, mép có răng cưa, đầu nhọn; lá ở giữa và ở gần ngọn có phiến ngắn và hẹp hơn, xẻ ít răng hoặc hoàn toàn nguyên.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá thành chùy dài 20 – 40 cm, phân nhánh nhiều, mỗi nhánh mang 2 – 5 đầu, mỗi đầu có 8 – 10 hoa màu vàng. Tràng hoa có ống mảnh và lưỡi dài; nhị 5, bao phấn có đỉnh tròn, tai hình dùi; vòi nhụy có gai.
Quả bế, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh kia giảm thành một đường lồi, màu đen khi chín, có mào lông trắng nhạt ở đỉnh.
Toàn cây có nhựa mủ màu trắng.
2. Đặc điểm sinh thái
Bồ công anh là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở những nơi đất còn tương đối màu mỡ, ở bãi sông, nương rẫy, các bãi đất hoang quanh làng, ven đường đi. Hàng năm, cây mọc từ hạt xuất hiện vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong mùa hè; ra hoa khoảng tháng 4 – 6; đến mùa thu sau khi quả già, toàn cây tàn lụi. Quả bồ công anh có túm lông, phát tán nhờ gió và có khả năng nảy mầm tốt.
3. Phân bố
Việt Nam:
Phân bố rải rác khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và có cả ở đồng bằng. Hiện có nhiều ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…
Còn được trồng ở các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Thế giới:
Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippin.
4. Giá trị sử dụng
Bộ phận dùng:
Cả cây (bỏ rễ), thu hái khi bắt đầu có nụ; được phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học:
Trong lá bồ công anh chứa các chất protid, glucid, flavonoid, caroten, vitamin C, b-amyrin, taraxasterol, germanicol; có 2 chất đắng là lactucin và lactucopicrin.
Công dụng:
Bồ công anh là cây thuốc được sử dụng từ lâu đời trong nhân dân, có tác dụng tiêu độc, làm mát, trong các trường hợp bị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, chữa đau dạ dày, và kích thích tiêu hóa.
Lá non tươi của cây còn dùng làm rau ăn. Đây là món ăn ưa thích của đồng bào Thái, Dao, Tày,…
5. Kỹ thuật nhân giống và gieo trồng
Cây được trồng ở các tỉnh xung quanh Hà Nội, vào tháng 2 – 3; gieo bằng hạt.
Vào mùa thu khi quả già (lá bắt đầu vàng úa), cắt lấy cả bông, phơi nắng. Khi thấy các quả bung ra cùng tùm lông trắng, giũ nhẹ cho hạt rơi xuống, phơi thêm 1 nắng nữa, sau đóng gói, cất kỹ để đến mùa xuân năm sau mới đem gieo.
Đất trồng bồ công anh cần cày bừa kỹ, bón lót khoảng 20 tấn phân chuồng mục / ha; lên luống, sau gieo hạt theo từng rạch. Hạt gieo sau 15 – 25 ngày nảy mầm. Khi cây cao 10 cm tỉa thưa, chỉ để lại với cự ly 30 – 35 cm / cây. Chăm sóc đơn giản, bao gồm làm cỏ, xới đất, tưới nước khi bị hạn. Cây trồng sau 3 tháng cho thu hoạch. Hiện chưa rõ về năng suất.
Ở vùng Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh), người Dao còn trồng bồ công anh ở vườn làm rau ăn.
6. Khai thác, chế biến và bảo quản
Khi cây sắp có hoa thì thu hái. Cắt lấy toàn bộ phần trên mặt đất; rửa sạch đất cát; chặt thành từng đoạn 4 – 5 cm; phơi hay sấy đến khô.
Dược liệu bồ công anh khô dễ bị ẩm mốc, cần bảo quản nơi khô mát.
7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Mặc dù mọc hoang rại rải rác trong thiên nhiên, song từ nhiều năm nay, dược liệu bồ công anh trên thị trường Miền Bắc Việt Nam chủ yếu do trồng trọt. Được biết, giá trị đem lại do trồng bồ công anh cao hơn lúa và ngô. Thời gian trồng ngắn, chỉ khoảng 3 tháng đã thu hoạch. Mặt khác, do là cây trồng nên chủ động về thời gian thu hái, dược liệu có chất lượng cao và đồng đều hơn thu hái từ cây mọc tự nhiên.
Bởi vậy, hiện chưa phải lo lắng đến vấn đề bảo tồn loài cây thuốc này ở Việt Nam.
8. Tài liệu tham khảo
Tên khác: Diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc, cây mũi mác, rau mét, phiắc bao, lin hán (Tày), lày máy kỉm, rau bao (Dao); Indian lettnee (Anh); laitue indienne, laitue d’Inde (Pháp).
Họ: Cúc – Asteraceae
1. Đặc điểm hình thái
Cây thảo mọc đứng, sống một năm hay hai năm, cao 0,5 – 1,0 m, có thể đến gần 2 m. Thân nhẵn, ít phân cành, màu lục, đôi khi có những đốm tía. Lá mọc so le, không cuống, rất đa dạng. Những lá ở phần dưới thuôn dài khoảng 30 cm, rộng 5 – 6 cm, xẻ thùy không đều hẹp và sâu, mép có răng cưa, đầu nhọn; lá ở giữa và ở gần ngọn có phiến ngắn và hẹp hơn, xẻ ít răng hoặc hoàn toàn nguyên.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá thành chùy dài 20 – 40 cm, phân nhánh nhiều, mỗi nhánh mang 2 – 5 đầu, mỗi đầu có 8 – 10 hoa màu vàng. Tràng hoa có ống mảnh và lưỡi dài; nhị 5, bao phấn có đỉnh tròn, tai hình dùi; vòi nhụy có gai.
Quả bế, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh kia giảm thành một đường lồi, màu đen khi chín, có mào lông trắng nhạt ở đỉnh.
Toàn cây có nhựa mủ màu trắng.
2. Đặc điểm sinh thái
Bồ công anh là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở những nơi đất còn tương đối màu mỡ, ở bãi sông, nương rẫy, các bãi đất hoang quanh làng, ven đường đi. Hàng năm, cây mọc từ hạt xuất hiện vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong mùa hè; ra hoa khoảng tháng 4 – 6; đến mùa thu sau khi quả già, toàn cây tàn lụi. Quả bồ công anh có túm lông, phát tán nhờ gió và có khả năng nảy mầm tốt.
3. Phân bố
Việt Nam:
Phân bố rải rác khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và có cả ở đồng bằng. Hiện có nhiều ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…
Còn được trồng ở các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Thế giới:
Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippin.
4. Giá trị sử dụng
Bộ phận dùng:
Cả cây (bỏ rễ), thu hái khi bắt đầu có nụ; được phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học:
Trong lá bồ công anh chứa các chất protid, glucid, flavonoid, caroten, vitamin C, b-amyrin, taraxasterol, germanicol; có 2 chất đắng là lactucin và lactucopicrin.
Công dụng:
Bồ công anh là cây thuốc được sử dụng từ lâu đời trong nhân dân, có tác dụng tiêu độc, làm mát, trong các trường hợp bị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, chữa đau dạ dày, và kích thích tiêu hóa.
Lá non tươi của cây còn dùng làm rau ăn. Đây là món ăn ưa thích của đồng bào Thái, Dao, Tày,…
5. Kỹ thuật nhân giống và gieo trồng
Cây được trồng ở các tỉnh xung quanh Hà Nội, vào tháng 2 – 3; gieo bằng hạt.
Vào mùa thu khi quả già (lá bắt đầu vàng úa), cắt lấy cả bông, phơi nắng. Khi thấy các quả bung ra cùng tùm lông trắng, giũ nhẹ cho hạt rơi xuống, phơi thêm 1 nắng nữa, sau đóng gói, cất kỹ để đến mùa xuân năm sau mới đem gieo.
Đất trồng bồ công anh cần cày bừa kỹ, bón lót khoảng 20 tấn phân chuồng mục / ha; lên luống, sau gieo hạt theo từng rạch. Hạt gieo sau 15 – 25 ngày nảy mầm. Khi cây cao 10 cm tỉa thưa, chỉ để lại với cự ly 30 – 35 cm / cây. Chăm sóc đơn giản, bao gồm làm cỏ, xới đất, tưới nước khi bị hạn. Cây trồng sau 3 tháng cho thu hoạch. Hiện chưa rõ về năng suất.
Ở vùng Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh), người Dao còn trồng bồ công anh ở vườn làm rau ăn.
6. Khai thác, chế biến và bảo quản
Khi cây sắp có hoa thì thu hái. Cắt lấy toàn bộ phần trên mặt đất; rửa sạch đất cát; chặt thành từng đoạn 4 – 5 cm; phơi hay sấy đến khô.
Dược liệu bồ công anh khô dễ bị ẩm mốc, cần bảo quản nơi khô mát.
7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Mặc dù mọc hoang rại rải rác trong thiên nhiên, song từ nhiều năm nay, dược liệu bồ công anh trên thị trường Miền Bắc Việt Nam chủ yếu do trồng trọt. Được biết, giá trị đem lại do trồng bồ công anh cao hơn lúa và ngô. Thời gian trồng ngắn, chỉ khoảng 3 tháng đã thu hoạch. Mặt khác, do là cây trồng nên chủ động về thời gian thu hái, dược liệu có chất lượng cao và đồng đều hơn thu hái từ cây mọc tự nhiên.
Bởi vậy, hiện chưa phải lo lắng đến vấn đề bảo tồn loài cây thuốc này ở Việt Nam.
8. Tài liệu tham khảo