“Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) theo hướng lấy nhựa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”.

“Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) theo hướng lấy nhựa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”.
Đăng lúc: 10:50 ngày 22/05/2018

“Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) theo hướng lấy nhựa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”.
- Chủ trì đề tài: Th.s Nguyễn Thị Chuyền
- Cộng tác viên chính tham gia đề tài:
+ TS. Nguyễn Huy Sơn (Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản, cố vấn về kỹ thuật lâm sinh).
+ ThS. Tạ Minh Quang (Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản; điều tra, chọn lọc cây trội dự tuyển Sơn huyết);
+ ThS. Nguyễn Thị Hiền (thư ký đề tài);
+ KS. Nguyễn Kim Bình (Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu; điều tra đặc điểm vật hậu Sơn huyết);
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản (nay là Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ).
  • Mục tiêu của đề tài:
  • Xác định được đặc điểm lâm học của cây Sơn huyết; đề xuất định hướng sử dụng và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết theo hướng lấy gỗ kết hợp lấy nhựa.
  • Chọn lọc được 40-60 cây trội sinh trưởng nhanh/và có sản lượng nhựa cao tại các tỉnh: Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Lâm Đồng, Bà Rịa- Vũng Tàu và khảo nghiệm hậu thế cho những cây trội đã chọn lọc.
  • Kết quả chính:
Đã điều tra xác định được một số đặc điểm lâm học loài Sơn huyết tại khu bảo tổn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: đặc điểm hình thái (thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa, quả, hạt); thời điểm nảy lộc, đâm chồi, ra lá, rụng lá, ra hoa, quả, quả chín,..; thu thập các mẫu tiêu bản về lá, hoa, quả, vỏ cây; Điều tra đặc điểm tái sinh, đặc điểm phân bố và sinh thái của Sơn huyết tại Bình Châu, Phước Bửu.
Điều tra chọn lọc được 25 cây trội dự tuyển (cây mẹ) Sơn huyết tại KBT thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.