Định hướng nghiên cứu

Định hướng nghiên cứu
Đăng lúc: 14:17 ngày 06/12/2017

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

I. Định hướng mục tiêu

  • Phát triển lâm sản ngoài gỗ thành một chuyên ngành kinh tế trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đáp ứng được mục tiêu chiến lược của ngành Lâm nghiệp trong tương lai, góp phần quản lý và sử dụng bền vững Lâm sản ngoài gỗ (LSNG), kết hợp giữa mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.
  • Đưa Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ trở thành Viện nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam và là một thành viên quan trọng của mạng lưới LSNG quốc tế.

II. Định hướng hoạt động

1/ Hoạt động nghiên cứu và phát triển LSNG

a. Điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG chủ yếu từ rừng tự nhiên và khả năng gây trồng phát triển mở rộng.

b. Nghiên cứu chính sách và thị trường LSNG.

c. Nghiên cứu sử dụng và phát triển bền vững LSNG:


- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển bền vững nhóm loài cây LSNG có sợi phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu (song, mây, tre, nứa...);
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển một số cây thuốc có giá trị (Sa nhân, Thảo quả, Ba kích, Đỗ trọng,...);
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ khai thác, chế biến dầu, nhựa phù hợp với quy mô chế biến nhỏ và vừa cho hộ hay nhóm hộ gia đình(nhựa thông, cánh kiến đỏ, quế, hồi...);
- Nghiên cứu các giải pháp gây nuôi bán hoang dã một số loài động vật rừng vì mục đích bảo tồn và phát triển.
- Nghiên cứu các giả pháp bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các loài LSNG trong các trạng thái rừng tự nhiên nghèo, góp phần bảo tồn rừng và tăng thêm thu nhập cho người dân làm nghề rừng.

d. Quản lý tài nguyên LSNG:

- Điều tra, nghiên cứu các phương thức, biện pháp quản lý tài nguyên LSNG;
- Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý bảo tồn và phát triển tài nguyên LSNG ở vùng đệm của các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn.

2/ Hình thành và phát triển mạng lưới cộng tác viên về LSNG

- Tăng cường mạng lưới cộng tác về bảo tồn và phát triển LSNG với toàn diện các đối tác và khách hàng tại Việt Nam;
- Xây dựng mối liên kết với các đối tác và mạng lưới quốc tế, đặc biệt với IUCN, FAO, OXFAM, INBAR,...
 
3/ Thông tin

- Các kết quả nghiên cứu đều được tài liệu hóa bằng văn bản (bản cứng) và file mềm trên trang web chuyên đề của Trung tâm;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm quản lý bền vững các nguồn LSNG ở Việt Nam;
- Tăng cường quảng cáo các thành tựu đã đạt được bằng mọi hình thức.

 4/ Hoạt động dịch vụ

- Đẩy mạnh công tác tư vấn cho tất cả các loại Dự án/Đề tài có liên quan đến kỹ thuật, thị trường, chính sách,...trong lĩnh vực LSNG;
- Chú trọng chuyển giao công nghệ gây trồng, khai thác bền vững, bảo quản và chế biến LSNG, đặc biệt là cung ứng và chuyển giao giống cây LSNG chất lượng cao cho sản xuất;
- Tăng cường các dịch vụ phổ biến kiến thức, cung cấp tư liệu, tập huấn đào tạo, điều tra thị trường LSNG;

 5/ Tư vấn, giám sát

- Tư vấn sửa đổi hoặc bổ sung một số chính sách liên quan đến lĩnh vực LSNG nói chung.
- Tư vấn, giám sát xây dựng các dự án, các công trình thuộc chức năng nhiệm vụ đã được ghi trong giấy đăng ký hoạt động Khoa học Công nghệ.