Tuyển tư vấn - Aus4Equality/ GREAT - Tư vấn xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ cho vùng trồng cây Sa nhân tím đạt chuẩn GACP – HĐ 1.4.3.1

Tuyển tư vấn - Aus4Equality/ GREAT - Tư vấn xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ cho vùng trồng cây Sa nhân tím đạt chuẩn GACP – HĐ 1.4.3.1
Đăng lúc: 11:11 ngày 10/04/2020

 
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
XÂY DỰNG HỒ SƠ CẤP CHỨNG CHỈ CHO VÙNG TRỒNG CÂY SA NHÂN TÍM ĐẠT CHUẨN GACP
 
Tiểu dự án: Phát triển mô hình kinh doanh chuỗi giá trị Sa nhân tím bền vững và toàn diện do phụ nữ làm chủ tại Phìn Ngan – Bát Xát – Lào Cai (PLA009)
Tên nhiệm vụ: Tư vấn xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ cho vùng trồng cây Sa nhân tím đạt chuẩn GACP – HĐ 1.4.3.1
Số lượng tư vấn: 01 chuyên gia/01 tổ chức trong nước
Địa điểm thực hiện: Hà Nội và xã Phìn Ngan, Bát Xát, Lào Cai
Thời hạn: Tháng 5 năm 2020
Giám sát trực tiếp: Cán bộ quản lý dự án
 
  1. Bối cảnh
Phìn Ngan là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bát Xát nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung; phần lớn các thôn nằm ở độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển. Hoạt động sản xuất Sa nhân tím là một trong những thế mạnh chủ yếu của các hộ gia đình tại xã Phìn Ngan. Nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất Sa nhân tím của người dân trong xã chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu thu nhập hộ gia đình và giá trị sản xuất của địa phương. Tính đến cuối năm 2018 cả xã có khoảng 395 ha Sa nhân tím, thu hoạch ước đạt 80 tấn quả tươi, thu nhập khoảng 9 tỷ đồng. Với giá trị kinh tế mang lại tương đối lớn nhưng hoạt động sản xuất, tiêu thụ Sa nhân tím của HGĐ trên đia bàn xã Phìn Ngan mang tính tự phát, không có kế hoạch, đầu tư, tổ chức và thiếu liên kết.
Mặt khác, quá trình sản xuất chủ yếu sử dụng các kinh nghiệm, kiến thức bản địa đã được truyền lại từ lâu đời, chưa áp dụng các công nghệ tiên tiến trong canh tác Sa nhân tím nên năng suất và chất lượng Sa nhân tím còn khá thấp. Việc bán sản phẩm Sa nhân thường do tư thương, người thu gom trung gian chủ động dẫn đến thị trường thiếu sự ổn định, giá cả bấp bênh, chi phí trung gian nhiều. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu các sản phẩm Sa nhân tím chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, chính ngạch hầu như chưa có nên giá trị mang lại thấp. Các sản phẩm Sa nhân tím chưa được hỗ trợ từ các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu Sa nhân nên các thông tin thị trường người trồng Sa nhân không chủ động được dẫn đến bị ép giá và bị động trong tiêu thụ sản phẩm. Chính vì lý do đó nên việc chủ động thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm là ưu tiên hàng đầu hiện nay của người sản xuất. Để làm được điều này, sản phẩm Sa nhân tím cần phải khẳng định được thương hiệu, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn được thị trường chấp nhận. Điều này không những giúp sản phẩm Sa nhân tím có chỗ đứng trên thị trường, nâng cao giá trị, tiêu thụ ở nhiều thị trường mà còn giúp người sản xuất chủ động trong quá trình sản xuất.
Với mục tiêu tổng thể của dự án là Phát triển mô hình kinh doanh chuỗi giá trị Sa nhân tím bền vững do phụ nữ làm chủ tại Phìn Ngan- Bát Xát- Lào Cai, góp phần nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Phìn Ngan. Dự án sẽ được triển khai trong 3 năm (2019-2021) sẽ giúp phát triển mô hình kinh doanh chuỗi giá trị Sa nhân tím bền vững do phụ nữ làm chủ tại Phìn Ngan- Bát Xát- Lào Cai góp phần nâng cao quyền năng kinh tế cho 400 phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Phìn Ngan huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Để thực hiện mục tiêu này Dự án triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể: i.Phát triển vùng nguyên liệu Sa nhân tím bền vững theo tiêu chuẩn GACP gắn với chuỗi giá trị của Vina SAMEC tại xã Phìn Ngan; ii. Sa nhân tím trồng ở Phìn Ngan được cấp chứng nhận GACP;  iii.  Năng lực sơ chế Sa nhân tím bền vững theo tiêu chuẩn GACP của hợp tác xã được nâng cao…Do đó, để triển khai các nội dung của dự án có hiệu quả cần phải hỗ trợ Hợp tác xã Tả hồ, người dân xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ cho vùng nguyên liệu Sa nhân tím đạt tiêu chuẩn GACP của Bộ Y tế hiện hành. Ban quản lý tiểu dự án/Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ có kế hoạch tuyển tư vấn/chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ trên. Điều khoản tham chiếu này sẽ mô tả chi tiết các nội dung của nhiệm vụ.
Mục đích của nhiệm vụ
Hỗ trợ Hợp tác xã Tả Hồ xây dựng được vùng Sa nhân tím được cấp chứng nhận GACP, cụ thể gồm: Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý quá trình sản xuất Sa nhân tím theo GACP (bao gồm 11 quy trình); Tập huấn quy trình sản xuất Sa nhân tím theo tiêu chuẩn GACP cho khoảng 30 cán bộ bao gồm cả cán bộ dự án, thành viên Hợp tác xã Tả Hồ, cán bộ nông nghiệp xã, Hội phụ nữ xã, nhóm nông dân nòng cốt; Xây dựng và hoàn thiện bộ Hồ sơ xin cấp chứng nhận GACP (theo Thông tư 19/2019/TT-BYT của Bộ Y tế).
  1. Kết quả đạt được
    1. Tài liệu tư vấn bao gồm: Kế hoạch thực hiện hoạt động về xây dựng hồ sơ cấp chứng nhận GACP theo các quy định hiện hành;
    2. Báo cáo tư vấn ngắn 8-10 trang mô tả quá trình thực hiện hoạt động, kết quả thực hiện, các bên liên quan tham vấn,…
2.3. Hệ thống tài liệu quản lý quá trình sản xuất Sa nhân tím theo GACP (bao gồm 11 quy trình)
2.4. Hồ sơ xin cấp chứng nhận GACP (theo Thông tư 19/2019/TT-BYT của Bộ Y tế);
3. Phương pháp thực hiện
+ Khảo sát, nghiên cứu thực địa để xây dựng kế hoạch;
+ Tư vấn sẽ hợp tác cùng với Ban quản lý Dự án, Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Hợp tác xã Tả Hồ trong việc thống nhất kế hoạch, tài liệu hóa các nội dung xây dựng hồ sơ cấp chứng nhận GACP;
+ Tư vấn tiếp thu và chỉnh sửa theo các ý kiến đóng góp của các bên liên quan;
+ Hoàn thiện hồ sơ thủ tục đăng ký cấp chứng nhận GACP.
 
4. Kế hoạch thực hiện: (từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2020)
TT Hạng mục Kết quả Thời gian
1 Thảo luận, thông qua kế hoạch và ký hợp đồng Hợp đồng tư vấn 12/5/2020
2 Xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa, thu thập mẫu Kế hoạch khảo sát 13/5/2020
3 Khảo sát hiện trường Báo cáo khảo sát 14/5-14/6/2020
4 Tổ chức đào tạo, tập huấn GACP 30 cán bộ kỹ thuật, 200 hộ nông dân 15-25/6/2020
5 Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý quá trình sản xuất Sa nhân tím theo GACP (11 quy trình) Hệ thống tài liệu (11 quy trình quản lý) theo quy định hiện hành Tháng 7, tháng 8/2020
6 Xây dựng Hồ sơ xin cấp chứng nhận GACP Hồ sơ xin cấp chứng nhận GACP (theo Thông tư 19/2019/TT-BYT của Bộ Y tế) được cấp có thẩm quyền chấp nhận
 
Tháng 12/2020, tháng 02/2021
7 Thanh tra và cấp chứng nhận lần đầu Chứng nhận GACP được cấp cho diện tích đăng ký Tháng 02/2021
5. Yêu cầu năng lực và kinh nghiệm công tác
  • Là tổ chức hoặc cá nhân được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hồ sơ cấp chứng nhận khu vực trồng cây thuốc đạt chuẩn GACP;
  • Có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia các hoạt động về lĩnh xây dựng hồ sơ, đào tạo, tập huấn về GACP;
  • Có kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án phát triển quốc tế;
  • Có kỹ năng tốt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động và giám sát hoạt động;
  • Có kinh nghiệm làm việc với cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng dân cư;
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Ms.Word, Ms.Excel, Ms.Powerpoint)
6. Các điều kiện khác liên quan
            + Kinh phí chi trả cho nhiệm vụ căn cứ vào dự toán của dự án và mức độ hoàn thành công việc của tư vấn trên cơ sở thỏa thuận giữa Ban quản lý dự án và tư vấn;
+  Các ứng cử viên quan tâm cần gửi hồ sơ dự thầu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh bằng văn bản (bản cứng) hoặc tệp hồ sơ (file – bản mềm) trước 17 giờ ngày 11 tháng 5 năm 2020 cho:
Nguyễn Thị Chuyền – Cán bộ kỹ thuật.
  • Địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Số 8 Chương Dương Độ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam;
  • Điện thoại: 024.39322948; Di động: 0989 314 523
  • Email: nguyenthichuyen2001@gmail.com
Những ứng viên đủ điều kiện sẽ được mời phỏng vấn.
Lưu ý: Hồ sơ dự thầu tư vấn bao gồm các mục sau:
- Thư đăng ký dự thầu tư vấn bằng Tiếng Việt;
-  Đề xuất kỹ thuật thực hiện hoạt động tư vấn;
- Đề xuất tài chính chi tiết thực hiện hoạt động tư vấn;
- Lý lịch của các tư vấn tham gia thực hiện.
 
 
Các tin khác: